5/5 - (2 bình chọn)

Theo như tài liệu chúng tôi tìm hiểu thì thuật ngữ Entity có từ 2013 ( bạn có thể truy cập vào công cụ Waybackmachine để tìm trang Freebase.com những năm 2013), từ những năm 2013 ở Footer của Freebase đã có khái niệm về Entity. 

Entity là gì?

Entity là tất cả những công việc liên quan đến SEO nhằm chứng minh rằng Website của mình đang đại diện cho một thực thể, một doanh nghiệp có thật ở ngoài đời và mang lại giá trị thực cho người dùng tìm kiếm trên Google. Entity ở đây có thể là bất cứ yếu tố nào trong nội dung từ địa điểm, địa chỉ, tổ chức, số liệu,…Tất cả những điều này hợp lại là một Entity.

Entity SEO là gì

Các thành phần (Entity) liên quan đến nhau trong SEO

Theo tài liệu nước ngoài thì hệ thống Entity được xây dựng dựa vào 3 phần chính:

1. Sematic Web

Semantic Web ra đời để hiểu rõ kết quả nào là tốt nhất cho người dùng.

Ví dụ: khi bạn nhập từ khóa “Hera”, Google hiển thị cho bạn hàng loạt kết quả đa dạng, như: Kiều Anh Hera, công ty Hera, biệt danh Hera,.. Nói chung, từ “Hera” có quá nhiều ý nghĩa. Google và bộ máy tìm kiếm nói chung không hiểu được chính xác điều mà bạn muốn nói đến là gì.

=> Semantic Web ra đời để giúp chúng ta giải quyết những vấn đề kể trên.

Tận dụng những yếu tố từ Semantic Web. Kĩ thuật xây dựng Entity Building sẽ giúp cho Google có được một cơ sở dữ liệu về lĩnh vực SEO. Biến doanh nghiệp bạn thành 1 thương hiệu thực và lớn trong Google. Cùng với đó là giúp Google hiểu rõ nội dung Website của bạn.

2. Meta Web

Metaweb là 1 công ty phát triển cơ sở dữ liệu dựa trên cơ sở Semantic web. Một cơ sở dữ liệu mở và chia sẻ kiến thức của thế giới.

Năm 2010, Google đã mua lại và sáp nhập Metaweb vào trong bộ máy tìm kiếm. Với mục đích để làm nền tảng hoạt động cho Google Knowledge Graph & Thuật toán Hummingbird.

3. Google Knowledge Graph

Sở đồ tri thức của Google ra đời để nâng cao kết quả tìm kiếm, Google có thể trả lời chính xác về một thực thể, sự vật sự việc thông qua việc kết nối thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn thông tin chính để Google lấy thông tin và thể hiện ở Knowledge Panel là: Wikipedia, Freebase, Wikidata và các social lớn như: Facebook, Twitter, Google + ( trước đây), Instagram, Spotify, Youtube, Linkedin và đây cũng là các Social chính mà một bộ Social cho Entity cần phải có.

Quy trình tạo lập Entity

Tạo lập Entity là một công việc hết sức quan trọng để cho Google hiểu được những vấn đề mà thực thể này nhắc đến. Bạn phải làm rõ ra để bộ máy chủ Google hiểu được.

Việc quan trọng nhất đó là xây dựng nên những hệ thống nội dung cực kì chuyên nghiệp và liên quan mật thiết đến chủ đề mà các bạn đã khai báo. Xây dựng nội dung giá trị quan trong cho người dùng và có lợi thế để xác minh chủ đề của bạn cực kì tốt.

Nếu bạn muốn tạo ra được những nội dung quan trọng việc trước tiên bạn phải làm là phải xây dựng và cấu trúc website của bạn thật sự hoàn chỉnh và dễ điều hướng cũng như thao tác dễ dàng dành cho người dùng. Cấu trúc vững vàng rồi thì hãy tạo lập content. Nếu như bạn cố gắng nhồi nhết và tạo lập ra một loạt hệ thống content không có giá trị thì tôi khuyên bạn không nên vung tiền quá trớn như vậy được.

Dưới đây là 7 bước tạo lập Entity cho website

1. Sử dụng các hệ thống Social Property Linking: Dùng các trang mạng xã hội uy tín trên thế giới để tạo dựng thương hiệu của công ty hay sản phẩm mình muốn SEO và liên kết các Mạng xã hội đó lại với nhau để xác thực uy tín với Google mình là một doanh nghiệp thật sự.

2. Sử dụng các kĩ thuật Content Writing (Semantic & Thematic): Sáng tạo nội dung giúp Google dễ dàng index và xếp hạng.

3. Sử dụng các hệ thống của Google Interlink: kết nối những tài nguyên của Google và các web 2.0 thành mô hình liên kết thống nhất toàn vẹn giúp xác thực Entity. Bên cạnh đó là hỗ trợ bot Google dễ dàng nhận biết tên thương hiệu đồng nhất trên Internet.

4. Sử dụng các dịch vụ Google Maps: Nhằm tối ưu và cải thiện thứ hạng của Google Maps theo các tiêu chuẩn Entity trong SEO Tổng Thể

5. Social Entity Review: Sử dụng các sản phẩm review về sản phẩm, dịch vụ đã được tối ưu SEO, đảm bảo tăng trust cho thương hiệu của mình trong mắt Google và người dùng.

6. Social Guide: Dùng các công cụ review uy tín xác thực thương hiệu theo phương diện địa lý, tăng độ tin tưởng và đồng thời cải thiện thứ hạng từ khóa nhanh chóng.

7. Những kỹ thuật tối ưu khác: Tham khảo thêm về dịch vụ seo của chúng tôi

Hướng dẫn chi tiết kỹ thuật triển khai Entity cho website và Entity  SEO

1) Tạo ra Deep Content giúp hiểu TOPIC

1.1 Keyword LSI

LSI (Latent Semantic Indexing) có nghĩa là lập (đánh dấu) chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn. Nó là tập hợp các từ liên quan với từ khóa chính do công cụ tìm kiếm lập chỉ mục. Các từ khóa LSI không chỉ giới hạn ở các từ đồng nghĩa hay từ khóa có nghĩa giống nhau. Mà các từ khóa LSI này luôn xuất hiện cùng nhau tại một chủ đề bất kì nào đó.

Tôi lấy ví dụ: Khi bạn nhắc đến “Tivi Led”. Bạn sẽ cho ra được các từ khóa như: Tivi led samsung, Tivi led sony, Tivi led sanyo, Tivi led LG,……xuất hiện một loạt những từ khóa liên quan đến tivi led. Thì các từ khóa LSI như Tivi led sony 32 inch full hd, Tivi Samsung led 40 inch giá rẻ,….các từ khóa luôn đi cùng chủ đề về Tivi led thì phải nhắc đến full hd, inch, internet,…… mọi thứ liên quan đến Tivi.

Bạn phải hiểu được tầm quan trọng của LSI. Vì các từ khóa LSI này giúp cho nội dung của bạn thoáng và dễ gần hơn rất nhiều. Nó dễ dàng giúp cho Google hiểu được chủ đề bạn chia sẻ hơn rất nhiều nếu bạn biết kết hợp nó.

Vậy làm sao để có thể tìm được những từ khóa LSI để hỗ trợ cho công việc SEO cũng như tạo lập Entity cho website? Bạn có thể dùng: Keyword Tool IO và Ahref là quá đủ để có thể tìm ra các từ khóa LSI rồi.

1.2 Semantic Content

Ngữ nghĩa tiềm ẩn. Nhắc đến Semantic Content là tôi lại cực thấy thú vị và thích thú. Đây là công việc tôi bắt buộc phải làm cho mỗi dự án trước khi tôi chuyển nó đến hệ thống các team cộng tác viên của tôi và sau đó chuyển xuống cho bạn leader SEO của tôi triển khai cho các cộng sự của mình.

Khi đã có hệ thống các từ khóa LSI, semantic keyword. Sau đó bạn phải tiến hành lên cấu trúc để tạo ra được một Semantic Content chất lượng để giúp cho Google hiểu rõ chủ đề của bạn hơn bao giờ hết. Việc lên cấu trúc và phân bổ mật độ từ khóa (Density Keyword) là khá quan trọng.

Để nội dung của bạn thật sự siêu dễ thương trong mắt Google bạn cần phải nhớ:

Độ dài tối ưu 700 -3000 từ

Tùy vào chủ đề và lĩnh vực mà bạn có nên giới hạn hay không giới hạn số kí tự của bài viết. Đối với các bài viết SEO bạn không nên giới hạn số lượng từ. Bạn phải để cho cộng tác viên sáng tạo hết ý tưởng của họ thông qua 1 hệ thống từ khóa đó.

Sử dụng heading hợp lý

Việc chia nhỏ từng ý của bài viết là việc bạn phải làm. Bạn càng chia nhỏ ý ra bao nhiêu thì người đọc sẽ dễ dàng nắm trọn vẹn ý của bạn hơn. Vừa giúp cho Google dễ dàng hiểu được thông tin mà website bạn truyền tải. Hãy chia nhỏ ý ra từng một nội dung một. Từ H2 sẽ là ý chính cho bài viết. H3 sẽ là ý nhỏ trong ý chính mỗi H2. Nếu có thì hãy để H4 giải thích rõ ràng ra ý mà H3 truyền tải.

Mộ hình nhánh cây sẽ được vận dụng trong trường hợp này. Bạn nhớ nội dung càng chia nhỏ, càng dễ nắm ý và truyền tải.

Có liên kết nội bộ

Ở đây!!! Có lẽ bí mật nằm ở chính nơi này để giúp cho việc tạo lập chủ đề dễ hiểu hơn bao giờ hết.

Bài viết lớn (bài viết SEO) phải chứa được trọn vẹn hệ thống từ khóa. Mỗi heading 2 sẽ là một hệ thống bài viết bổ sung ý nghĩa cho bài SEO. Và mỗi heading 3 nếu có sẽ hỗ trợ cho bài viết Heading 2.

Tôi lấy 1 ví dụ nhỏ để bạn hình dung ra là: Chủ đề bạn SEO sẽ là Bán buôn quần áo trẻ em. Đây là dàn bài bạn triển khai. Bài viết chính bạn phải chứa được hết các ý này. Sau đó những H2 hãy triển khai bài viết con đủ ý nhất. Và H3 hãy triển khai tiếp.

Google sẽ cực kì thích điều này. Hãy làm và theo dõi sự thay đổi bạn nhé

Có liên quan trang uy tín

Việc kéo đến các trang cùng lĩnh vực và có uy tín lớn sẽ giúp cho việc xác lập chủ đề tốt hơn. Google sẽ dễ hiểu nội dung của bạn hơn.

Sử dụng đa dạng phương tiện truyền tải thông tin

Khi chia sẻ nội dung đừng bao giờ cứ viết text mà thay vào đó là hình ảnh, video, những infographic, những bộ trình chiếu để thu hút người xem hơn.

1.3 Schema

Sau khi bạn đã có được một hệ thống nội dung theo chủ đề cực kì chất lượng rồi thì hãy xây dựng tín hiệu từ Schema để giúp cho Google hiểu rõ hơn chủ đề của các bạn nhé.

Về tổ chức, dịch vụ cung cấp => Type: Organization

Về website và dịch vụ cung cấp => Type: WebSite

Thông tin danh mục bài viết => Type: BreadcrumbList

Sitelink ở SE Google => Type: SiteNavigationElement

Info về các trang E-Commerce => Type: Product

Đánh giá về website, bài viết => Type: Thing

Info bài viết => Type: Article

Info doanh nghiệp địa phương => Type: LocalBusiness

Info về author => Type: Person

1.4 RankBrain Google

RankBrain là thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) mà Google sử dụng để sắp xếp kết quả tìm kiếm. Thuật toán Rankbrain giúp Google xử lý và hiểu các truy vấn tìm kiếm của người dùng ngày một tối ưu hơn.

Công việc của Rankbrain

Đọc hiểu tốt hơn về các truy vấn tìm kiếm (từ khóa).
Đo lường cách mọi người tương tác với kết quả tìm kiếm (đo lường sự hài lòng của người dùng).

Rankbrain của Google và cách Google xếp hạng

Yếu tố cứng (200 yếu tố xếp hạng của Google)

Từ khoá có trong các thẻ tiêu đề.

Từ khóa xuất hiện khi mở đầu các thẻ tiêu đề.

Từ khóa có trong tên miền Root (ví dụ keyword.com).

Từ khoá có ở bất cứ nơi nào trong Tag Headline H1.

Từ khóa có trong liên kết nội bộ.

Từ khoá có trong backlink.

Từ khóa xuất hiện khi mở đầu thẻ H1

Từ khoá xuất hiện trong 50-150 từ đầu tiên.

Từ khoá có trong Subdomain.

Từ khóa có trong URL Profile.

Từ khóa có trong URL Folder.

Từ khóa có trong các thẻ tiêu đề khác (h2 – h6).

Từ khoá có trong thẻ Alt (hình ảnh).

Từ khoá được lặp lại trong các văn bản HTML.

Từ khoá có trong Tên ảnh (ví dụ keyword.jpg)

Từ khoá có trong thẻ in đậm.

…….vân…..vân

Yếu tố mềm (hành vi người dùng)

Tỷ lệ nhấp chuột (CTR)

Thời gian dừng trên SERPs (Time On SERPs)

Tỷ lệ thoát (Bounce Rate)

Tỷ lệ quay trở lại (Return Rate)

Tỷ lệ dừng trên web (Time On Site)

Số phiên trong một lần truy cập

Luồng hành vi của của người dùng

Nội dung site xuất hiện trên Social

Yếu tố comment trên site

Việc các bạn hiểu được bộ máy chủ rankbrain của Google cũng là lúc bạn sẽ làm SEO sạch hơn.

1.5 Knowledge Topic Talking

Việc các bạn làm như vậy đều cuối cùng chỉ để Google hiểu được chủ đề của bạn nói tới là vấn đề gì. Google sẽ dần dần hiểu được nội dung, đo lường các yếu tố theo rankbrain và sẽ xếp hạng trang website của bạn theo mức độ.

Song song với việc xây dựng hệ thống từ khóa để sáng tạo ra nội dung semantic bạn cũng nên xây dựng hệ thống phiếu bầu (hệ thống backlink) nói về website của bạn.

2.1 Analytics Keyword

Ở đây có một sự hơi khác biệt một chúc. Khi bạn đã có hệ thống dàn bài và hệ thống keyword ở giai đoạn build content. Bạn hãy dùng lại nó. Đưa cho một đội ngũ CTV khác build content cho bạn.

Sau đó bạn nên check sơ thử qua nội dung và dùng nó để build liên kết.

Khi bạn muốn build số lượng lớn backlink để lấy tín hiệu tốt. Bạn nên phân tích từ khóa theo hướng sau.

Hãy dựa vào thuật toán tử Allintitle lọc ra một hệ thống từ khóa có lượng search trung bình khá và Allintitle thấp để triển khai mỗi hệ thống keyword sẽ là một bài viết và thực hiện build link.

2.2 Content Branding

Hãy nhắc đến thương hiệu của bạn trong bài viết và hãy để nó nằm ở phần tiêu đề. Đối với những hệ thống website có các chỉ số DA, PA cực thấp bạn chỉ cần viết bài có tiêu đề cứ thương hiệu của bạn và đi thôi là đủ. Bạn đừng ham link trong trường hợp này.

Bạn hãy nhớ, mục đích cuối cùng của bạn là tạo lập entity SEO cho website của bạn. Càng nhiều phiếu bầu trỏ về nhắc đến thương hiệu của bạn là đủ. Vì google đủ thông minh để từ thương hiệu của bạn, thông qua content và schema đã đánh dấu Google sẽ thừa biết website bạn đang nói tới là gì.

Còn nếu như website bạn chất lượng thì hãy trỏ ngay 1 link với anchor text chính xác về landing SEO của bạn ngay mà đừng chần chừ.

2.3 Choose web relevant

Hãy lựa chọn các website có sự liên quan cao về chủ đề để build nó sẽ hiệu quả cực kì.

Còn nếu như chủ đề không liên quan thì bạn vẫn có thể build với anchor text link trần để lấy refer về website của mình nhé.

2.4 Build Link

Thực hiện build link đồng loạt trên các hệ thống để lấy tín hiệu về website của bạn.

3) Lan tỏa Brading trên Social Network

Sau khi bạn đã xây dựng được hệ thống nội dung và xây dựng liên kết về website để xây dựng tín hiệu thì bước tiếp theo cực kì quan trọng là hãy gia tăng tần suất xuất hiện branding của bạn lên mạng xã hội. Với tín hiệu từ mạng xã hội website của bạn sẽ xác lập Entity cực nhanh.

3.1 Build social network profile

Bạn nên lấy link profile hoặc tạo một about us chuyên nghiệp nhất có thể với Avatar và Cover đồng nhất. Tất cả yếu tố còn lại cũng phải đồng nhất.

3.2 Build social network posting

Build link profile sẽ rất khác build link dạng post. Một trong những network build cực chất là linkedIn, Medium, Github, Wehearit,…..

3.3 Dùng hệ thống tài nguyên Google

Bạn hãy dùng hệ thống tài nguyên của Google như Google Drive, Google Map, Google Photo, Google Contact,….. để xây dựng tín hiệu.

3.4 Dùng hệ thống các trang vàng

Các hệ thống trang đăng kí doanh nghiệp, đăng kí công ty cũng tạo tín hiệu cho bạn cực kì tốt. Một đều là bạn phải có mã số thuế mới tạo được nhé.

3.5 Dùng hệ thống social map

Dùng một loạt hệ thống social map như:  Google Map, Google My Business, Google My Map,.,….Fb Map,……

3.6 Dùng hệ thống web 2.0

Một loạt hệ thống web 2.0 như Google Site, Blogger, Webbly, Tumblr, WordPress,…sẽ giúp bạn nhiều đó.

3.7 Dùng hệ thống web buyer

Hệ thống những trang rao vặt như rongbay, enbac, 5giay, muare, vatgia, sendo, shopee,…..

3.8 Dùng hệ thống social bookmarking

Reddit, Scop.It,…..là những bookmarking cực chất. Bạn nên lấy tín hiệu từ những social này về.

3.9 Dùng hệ thống social sharingCó vô vàng những hệ thống social sharing như twitter, myspace, ,……

3.10 Dùng hệ thống social video

Nếu nói về hệ thống social video thì không thể không nói đến youtube, vimeo,….

3.11 Dùng hệ thống social image

Những hệ thống social image như flicrk, imgur, pxhere, pixabay, 500px,…. Bạn phải dùng.

3.12 Dùng hệ thống social presentation

Skillshare hay Slideshare là những loại như thế. Nên biết áp dụng để mang về hiệu quả lớn nhất.

3.13 Dùng hệ thống social managing jobs

Trello là một trong những dạng này. Bạn hãy tìm những social này để xây dựng tín hiệu tốt nhất nhé.

3.14 Dùng hệ thống forum free

Đừng chê các hệ thống forum free, nếu bạn biết sử dụng đúng cách, nó sẽ cực kì hiệu quả sau này. Hơn thua ở cách bạn làm gì với nó thôi.

3.15 Dùng hệ thống PBN

Nếu như có được hệ thống PBN thì còn gì bằng nữa chứ.

3.16 Dùng hệ thống blog comment

Tương tự như forum, hệ thống blog comment nếu như bạn biết sử dụng đúng cách, nó sẽ phát huy tác dụng cho bạn nhiều lắm đó.

3.17 Dùng hệ thống vệ tinh

Quá lý tưởng nếu như bạn có hệ thống vệ tinh mạnh với một khối traffic khổng lồ. Bạn sẽ lên TOP dễ hơn bao giờ hết.

3.18 Dùng báo chí

Book báo chí nếu biết cách sử dụng sẽ phát huy cực mạnh và tạo lập tín hiệu cực nhanh. Anh em cộng đồng vẫn truyền tai nhau nên viết vài bài về thương hiệu của website trước khi làm Entity SEO. Việc này cũng được hay không làm cũng được. Tín hiệu đến từ nhiều nguồn và nhiều dạng và không phụ thuộc vào một dạng nào cả.

4. Cách xây dựng Entity Building cho Website

4. 1) Đồng nhất thông tin và xây dựng bộ Author profile cho doanh nghiệp của bạn và bạn

Về doanh nghiệp: Đồng nhất tên profile của bạn. Ví dụ thương hiệu của tôi là SEO Tổng Thể Tam Nguyên.

User sẽ là seotongthe. Có một đoạn mô tả về SEO Tổng Thể Tam Nguyên, người sáng lập, website, địa chỉ, số phone. Tất cả phải đồng nhất dùng cho mọi hệ thống social đăng kí về sau. Tốt nhất hãy tạo một email ứng với tên miền website của bạn. Sau đó dùng email này để đăng kí và xây dựng hệ thống social network.

Về cá nhân: Cũng tương tự phải đồng nhất như trên phần doanh nghiệp. Và hãy dẫn liên kết trỏ về website của bạn đang làm SEO trên profile cá nhân của bạn.

4.2) Tiến hành mang thông tin (Profile) của website bạn lên social network

Chuẩn bị hình ảnh cho avatar, cover, hình ảnh cho sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hãy GEO tất cả hình ảnh của bạn lại ứng với chính xác local trên footer website của bạn.

Sau khi GEO xong rồi thì bạn hãy sử dụng những hình ảnh này để làm cover, avatar và post hình sản phẩm lên nhé.

4.3) Xác thực thông tin chủ thể website thông qua social network personal

Với schema type fouder bạn sẽ xác nhận được thông tin người sáng lập ra website này là ai.

4.4) Xác thực tín hiệu social trên website của bạn thông qua Schema

Hãy khai báo đầy đủ nhất các trường thường thì type LocalBusiness sẽ có mục Same As và các bạn hãy đưa đầy đủ hệ thống network đã tạo vào trong này để xác nhận tín hiệu nhé.

4.5) Kết nối các social lại với nhau để thống nhất thông tin và dòng chảy

Ở các social sẽ có mục để bạn có thể connect nó với các social network khác, bạn hãy connect nó lại với nhau để tạo lập thông tin.

4.6) Chăm sóc và xây dựng mô hình liên kết giữa các Social network và Blog network

Liên tục chăm sóc bằng cách đăng bài, đánh giá, tăng tương tác bằng cách follow, thường xuyên bình luật, like, share, để gia tăng lượng follow của profile mình sẽ giúp việc xác nhận tốt hơn.

5. Giá trị nhận được khi xây dựng Entity cho website

Các chỉ số DR, UR, DA, PA (gọi chung là power site) sẽ gia tăng lớn.

Backlink sẽ có giá trị lớn hơn

Thúc đẩy Google hiểu rõ chủ đề

Tạo branding tốt trách thuật toán

Tạo sự tin tưởng cho người dùng

Chúc bạn thành công với Entity SEO!

5/5 - (2 bình chọn)

Nguyễn Văn Thiệu

"Hơn 13 năm chuyên tâm nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế trang web, Marketing cho website trên mạng internet, Chúng tôi thấu hiểu mọi vấn đề khi doanh nghiệp cần phát triển website trên mạng và có giải pháp giúp trang web của Quý khách phát triển toàn diện và bền vững."