5/5 - (1 bình chọn)

Meta description đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa bài viết tiếp cận với  khách hàng mục tiêu. Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần nội dung content seo của bạn phong phú và hữu ích là đủ. Nhưng không, thẻ mô tả meta mới chính là “chìa khóa” để người dùng ra quyết định click xem trang của bạn. Vậy thì thẻ Meta Description là gì? Lợi ích của nó là gì và làm cách nào để tăng CTR và thứ hạng với Meta Description? Cùng seotongthe.vn tìm hiểu cách viết thẻ mô tả meta để đưa bài viết của mình lên top 1 Google tại bài viết này.

Meta description là gì?

Meta Description là một thẻ HTML dùng để mô tả tóm tắt ngắn gọn về nội dung và chất lượng của một trang web, nội dung trong thẻ Meta Description thường được hiển thị khi có một truy vấn cụ thể nào đó trên kết quả tìm kiếm Google.

Meta description giúp người dùng lẫn công cụ tìm kiếm nắm tổng quát về nội dung mà họ sắp truy cập. Tối ưu tốt meta description là một việc làm rất quan trọng khi làm SEO Onpage

Code HTML

Thẻ meta description đặt trong cặp thẻ <head> của mã HTML

 <head>

<meta name=”description” content=”Đây là ví dụ về thẻ meta description. Nội dung trong thẻ meta description sẽ thường xuất hiện trong kết quả của các trang tìm kiếm.”>

</ head>  

Google nói rằng: “Thẻ meta là một cách tuyệt vời để bạn cung cấp cho công cụ tìm kiếm thông tin về trang web của mình. Thẻ meta được thêm vào phần <head> trên trang HTML của bạn”. Xem Google nói về thẻ meta tại: https://support.google.com/webmasters/answer/79812?hl=vi  

Meta Desciption hiển thị ở đâu?

Meta Desciption sẽ hiển thị trên kết quả tìm kiếm Google, ví dụ khi bạn tìm kiếm từ khóa seo tổng thể thì sẽ thấy kết quả tìm kiếm trả về trang web seotongthe.vn với mô tả ngắn như dưới đây

Thẻ Meta DescriptionCách kiểm tra thẻ Meta Desciption

Các thẻ Meta Description thường không xuất hiện trực tiếp trên trang web. Vì vậy chúng cần được nhập vào hệ thống quản lý nội dung (CMS) cho toàn bộ các trang trên website của bạn.

Hiện nay có khá nhiều dạng website nên tôi khó mà đưa ra một hướng dẫn đồng bộ cho tất cả. Nếu bạn chỉ là người sử dụng và là quản trị website của công ty, có 2 cách để kiểm tra xem trang web đã có thẻ Meta Description chưa:

Cách 1: Bạn có thể nhấn ctrl+U nếu thấy trang web đã có thẻ Description như hình dưới đây và bạn hoàn toàn quản trị và thay đổi nội dung của đoạn mô tả này tức là website đã được tích hợp rồi.

Nhấn ctrl+u để kiểm tra thẻ Meta Description

Cách 2: Bạn hãy cài công cụ seoquake addon để kiểm tra thẻ meta description, trước đó chúng tôi đã viết hướng dẫn về SEOquake rồi, bạn có thể xem chi tiết tại đây

Tại sao trang web cần thẻ Meta Description

Thẻ Meta Description là một cách tuyệt vời để bạn cung cấp cho công cụ tìm kiếm thông tin về trang web. Nếu bạn không có nội dung thẻ Meta Description chất lượng cũng đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí đi cơ hội Marketing cho trang web.

Những lợi ích mà thẻ Meta Description mang lại cho trang web:

  1. Giúp công cụ tìm kiếm hiểu tổng quan của 1 trang web để xếp hạng trên Google
  2. Giúp người dùng đọc được nội dung mà họ sắp truy cập vào website và quyết định có nhấp vào liên kết của bạn trên Google hay không
  3. Thu hút người dùng truy cập vào website, tăng CTR (tỉ lệ click chuột) trên cả Google
Không tạo ra được thẻ meta chất lượng cũng đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí đi 1 cơ hội marketing đến khách hàng mục tiêu tiềm năng trên Google.

Lúc này doanh nghiệp bạn có thể phải đối mặt với 2 trường hợp:

Trường hợp 1 – Quên không nhập nội dung cho thẻ meta description

Các doanh nghiệp khi vận hành website thường chỉ quan tâm đến nội dung hiển thị cho người dùng mà chưa biết hoặc không quan tâm đến việc tạo ra thẻ Meta Description để hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Sự thật là, nếu bạn không cung cấp thẻ meta cho bài viết, Google sẽ lấy nội dung bất kỳ trong bài viết để chèn vào. Nội dung đó có thể lấy từ những từ của phần đầu tiên bài viết. Hoặc cũng có thể là những thông tin vô nghĩa để “lấp đầy chỗ trống”. Và dĩ nhiên là, chẳng người dùng nào đam mê với một phần giới thiệu vô nghĩa.

Trường hợp 2 – Viết meta description hời hợt

Thẻ meta description viết hời hợt sẽ gây ra nhiều tác động tệ hại không kém với việc bạn lãng quên luôn thẻ mô tả này. Vấn đề viết cho có sẽ làm người đọc mơ hồ với nội dung mà bạn cung cấp cho họ. Có thể khiến họ bỏ qua cả bài viết của bạn chỉ vì chiếc thẻ “kém cỏi”.
Một số trường hợp khác, cẩu thả trong cách đặt meta như không quan tâm đến độ dài của thẻ cũng khiến nội dung truyền tải của bạn bị rút ngắn trong quá trình Google hiển thị.

Cách tối ưu thẻ Meta Description

Thẻ Meta Description bạn cần tối ưu đúng tiêu chuẩn Google quy định nhưng cũng cần tối ưu cho trải nghiệm người đọc, nếu chỉ cố gắng tối ưu cho máy tìm kiếm mà không chú ý đến người đọc thì cũng không đạt yêu cầu.

1. Giới hạn ký tự trong thẻ meta description

  • Năm 2015, Google yêu cầu 1 thẻ Meta Description chỉ nên bao gồm 150-160 ký tự. Nếu viết dài hơn thì Meta Description sẽ tự động bị rút ngắn.
  • Cuối tháng 11/ 2017, các công cụ của RankRanger đã tăng độ dài thẻ Meta Description lên tới 230 ký tự.
  • Đầu năm 2018, có một số bài blog lại đưa tin về việc Google quyết định thay đổi độ dài Meta Description từ 160 lên 320, thậm chí là 375 ký tự.
  • ….

Thông thường các thẻ Meta Description có thể có độ dài bất kỳ. Tuy nhiên Google thường cắt chúng thành đoạn ~ 155 – 160 kí tự. Để phù hợp với giao diện mobile thì bạn nên tối ưu khoảng 120 ký tự.

Một vài lưu ý:

  • Google chưa công khai xác nhận bất kì điều gì về độ dài thẻ Meta Description.
  • Google hiển thị số lượng kí tự trong Meta Description theo đúng quy định của hầu hết các tìm kiếm.
  • Ngay cả khi có nhiều kí tự hơn, nội dung bổ sung vào Meta Description dường như được lấy từ trang web, chứ không phải từ bất kỳ thẻ Meta Description mà bạn chèn vào.

2. Chứa từ khóa trong meta description

Nếu các từ khóa tìm kiếm trùng khớp với một phần của đoạn meta description, Google sẽ làm nổi bật chúng lên. Điều đó sẽ làm cho liên kết liên quan nhiều hơn.

tukhoalienquan - SEO tổng thể websiteĐể tối đa hóa tỷ lệ nhấp chuột trên các trang kết quả tìm kiếm, điều quan trọng cần lưu ý là Google và các công cụ tìm kiếm khác thường in đậm các từ khoá trong mô tả khi chúng khớp với truy vấn tìm kiếm. Văn bản in đậm này có thể thu hút đôi mắt của người tìm kiếm, vì vậy bạn nên kết hợp viết mô tả với các cụm từ tìm kiếm càng sát càng tốt.

Nhưng không vì thế mà bạn nhồi nhét từ khóa vào thẻ mô tả này, hãy tối ưu từ khóa phù hợp với số ký tự hiển thị bằng việc lặp lại 1 hoặc tối đa là 2 từ khóa trong thẻ mô tả

3. Mỗi trang cần có 1 thẻ meta description duy nhất

Tất cả các thẻ mô tả trên trang web của bạn cần sự khác biệt. Nếu thẻ mô tả của bạn giống với thẻ mô tả của những trang khác thì rất dễ khiến người dùng hoang mang.

Thẻ mô tả của bạn cần hướng đến độc giả là con người chứ không phải các công cụ tìm kiếm.
kodethemotatrunglap - SEO tổng thể website

Nếu bạn không có thời gian thì tốt hơn hết nên để trống. Google sẽ chọn một đoạn chứa từ khóa trong bài viết của bạn để hiển thị.

4. Mô tả đúng nội dung bên trong cho thẻ meta description

Thẻ mô tả meta có chức năng của một lời quảng cáo. Nó thu hút người đọc đến một trang web từ SERP, do đó là một phần quan trọng của tiếp thị tìm kiếm. Nhưng không vì thế mà ta lạm dụng thích viết thế nào thì viết mà ta cần mô tả đúng với nội dung của trang web. Google sẽ tìm ra và có thể xử phạt những website có thẻ meta description đánh lừa khách truy cập vào trang.

Hơn nữa, đoạn meta này sai lệch với nội dung sẽ làm tăng tỷ lệ thoát.

Do vậy, phải luôn chắc chắn rằng meta description bạn viết phù hợp với nội dung của website của website.

5. Mô tả meta nên có lời kêu gọi hành động tích cực

Tất nhiên rồi. Nếu bạn xem xét mô tả meta như lời mời gọi đến trang, bạn không nên chỉ làm cho nó có, mà nên tận dụng cơ hội để viết một mô tả như lời mời gọi hấp dẫn người đọc.

Một số Lời mời gọi tích cực, những từ phù hợp không quá đà như:

  • Tìm hiểu thêm
  • Khám phá ngay
  • Hãy thử
  • Miễn phí

6. Không bao gồm dấu ngoặc kép

Bất kỳ dấu ngoặc kép nào được sử dụng trong HTML của mô tả meta, Google sẽ cắt mô tả đó tại dấu ngoặc kép trên trang kết quả tìm kiếm. Để tránh điều này xảy ra, cách tốt nhất của bạn là xóa tất cả các ký tự không phải chữ và số trong mô tả meta. Tránh sử dụng dấu ngoặc kép trong thẻ mô tả để tránh bị cắt ngắn khi xuất hiện trên SERP.

Tối ưu Meta description cho trang chủ website

Đoạn mô tả này thoạt đầu trông có vẻ dễ viết. Nhưng làm sao gói gọn trong 120 – 150 kí tự mà còn nổi bật nội dung chính của website bạn có thể tham khảo 3 ý sau khi viết description:

1. Làm nổi bật nội dung của website

2. Làm nổi bật được thương hiệu

3. Gây sự chú ý bởi câu từ

Khi người dùng tìm kiếm tất cả điều này xảy ra rất nhanh. Thậm chí người tìm kiếm có thể sẽ không nhận thấy rằng họ vừa đưa ra quyết định. Họ sẽ chỉ nhập vào liên kết để thõa mãn sự tò mò mà không suy nghĩ nhiều về nó.

motatrangchu - SEO tổng thể website

Tối ưu Meta description cho trang danh mục website

Danh mục website thường được phân theo dòng sản phẩm, làm thế nào để chúng ta làm nổi bật và khác biệt dòng sản phẩm chúng ta đang cung cấp? Bạn cũng cần viết để tạo ra khác biệt với 3 ý tham khảo sau:

1. Làm nổi bật danh mục hoặc dịch vụ(keyword hoặc brand)

2. Làm nổi bật được tính năng của danh mục sản phẩm

3. Đưa quyền lợi vào danh mô tả

Tối ưu Meta description cho trang chi tiết

Tôi khuyến khích bạn tối ưu từng trang trong website, rất nhiều người hay bỏ quên hoặc hời hợt gắn mỗi tiêu đề vào thẻ description hoặc là nhồi nét từ khóa vô bổ vào thẻ description trang chi tiết sản phẩm, bạn kiểm tra lại xem và để trống thẻ này nếu bạn không có nhiều thời gian viết nhé, nếu để trống bạn lưu ý đến đoạn mô tả đầu tiên trong trang chi tiết sản phẩm hoặc chi tiết bài viết vì Google sẽ lấy đoạn đầu mô tả để hiển thị trên kết quả tìm kiếm.
Để tối ưu thẻ desciption trang chi tiết bạn cũng tham khảo 3 gợi ý sau của tôi:

1. Chứa từ khóa đầu mô tả hoặc trong mô tả

2. Làm nổi bật được tính năng hoặc thông số sản phẩm

3. Làm nổi bật được quyền lợi hoặc lý do mua sản phẩm

Lời kết

Bài viết này phần nào để giúp bạn hiểu được thẻ meta desciption là gì và hướng dẫn bạn cách tối ưu thẻ meta desciption và biết được tầm quan trọng của thẻ meta desciption

Không có thẻ mô tả, bạn hẳn sẽ đánh mất đi cơ hội hướng sự tập trung của khách hàng đến website của mình. Đây quả là lỗi lầm nghiêm trọng không nên có.

Nếu bạn chưa biết cách viết thì hãy dành thời gian phân tích đối thủ hoặc xem cách mà các chuyên gia trong ngành đã làm bạn nhé.
Chúc bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)

Nguyễn Văn Thiệu

"Hơn 13 năm chuyên tâm nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế trang web, Marketing cho website trên mạng internet, Chúng tôi thấu hiểu mọi vấn đề khi doanh nghiệp cần phát triển website trên mạng và có giải pháp giúp trang web của Quý khách phát triển toàn diện và bền vững."