5/5 - (9 bình chọn)

Mới đây, Google bắt đầu cho hiển thị các kết quả tìm kiếm với FAQ Schema hay còn gọi là câu hỏi thường gặp. Nếu bạn đã tìm kiếm và gặp kết quả trả về dạng FAQ này hẳn sẽ thấy website đó rất nổi bật trên trang tìm kiếm Google đúng không nào. Hình ảnh dưới đây là một ví dụ cụ thể.

schema - SEO tổng thể website

Vậy bạn đã biết FAQ Schema là gì? FAQ Schema hay còn gọi là FAQPage hoạt động như nào? Và nên sử dụng FAQ Schema khi nào?

Bài viết này mình sẽ phân tích cho các bạn thấy những thứ liên quan đến FAQ Schema và hướng dẫn cách tạo FAQ Schema cho website để có thể hiển thị kết quả SEO nổi bật trên Google tìm kiếm.

1. Tìm hiểu về FAQ Schema

1.1. FAQ Schema là gì?

FAQ Schema hay FAQPage Schema/ Schema FAQ là một dạng dữ liệu có cấu trúc (Schema Markup) dưới hình thức trang Câu hỏi thường gặp (Frequently Asked Questions). Nó hiển thị trên Google Search dưới dạng các câu hỏi và câu trả lời có nội dung cung cấp thông tin, liên quan chủ đề website, dịch vụ, sản phẩm. Đây là 1 tính năng của Google lần đầu được công bố tại sự kiện Google Dance Singapore vào ngày 26/7/2018, sau đó được Google triển khai chính thức vào ngày 8/5/2019.

Cấu trúc Schema FAQ có 2 phần với nội dung liên quan đến 1 chủ đề, dịch vụ, sản phẩm cụ thể hay giải đáp thông tin:

+ Câu hỏi Question

+ Câu trả lời Answer

Mỗi một câu hỏi sẽ tương ứng với 1 câu trả lời. Khi thêm dữ liệu có cấu trúc FAQ vào website sẽ giúp Google hiển thị câu hỏi, câu trả lời trực tiếp trên Google Search và Google Assistant cùng với kết quả tìm kiếm.

Từ đó, người dùng thực hiện truy vấn tìm kiếm có thể đọc câu hỏi, câu trả lời trực quan nhanh chóng và chính xác.

Hiển thị FAQ có dạng dropdown trên mọi thiết bị. Để xem câu trả lời, người dùng cần click vào câu hỏi.

1.2. Mục đích của FAQ Schema là gì?

Mục đích chính khi tạo FAQ Schema là giúp người dùng có thể tiếp cận nhanh với các câu hỏi thường gặp giúp giảm tải cho bộ phận CSKH. Vậy nên FAQ Schema thường là các câu hỏi và câu trả lời mặc định.

1.3. FAQ Schema hoạt động như nào?

FAQ Schema hiển thị trên kết quả tìm kiếm Google theo dạng Accordion (nội dung được thu gọn). Tuy nhiên, trên trang web của bạn vẫn được hiển thị đầy đủ thông tin cho người dùng.

1.4. Khi nào thì nên dùng FAQ Schema?

Google khuyến cáo chỉ sử dụng FAQPage nếu trang của bạn có một danh sách các câu hỏi kèm theo câu trả lời. Nếu trang của bạn có một câu hỏi duy nhất và người dùng có thể gửi câu trả lời thay thế, hãy sử dụng QAPage.
Như vậy, hiểu đơn giản là bạn chỉ nên tạo FAQ Schema cho trang web chứa các câu hỏi và câu trả lời kèm theo do chính bạn tạo ra. Người khác không có quyền thêm câu trả lời vào đó.

2. Hướng dẫn tạo FAQ Schema cho website WordPress

Ở đây mình sẽ hướng dẫn cách tạo FAQ Schema theo cách chính thống. Tại sao lại nói là chính thống?

Mình nói vậy là vì, nếu bạn tìm trên Google với từ khóa “tạo FAQ Schema” sẽ thấy một số hướng dẫn tạo FAQ Schema bằng cách chèn đoạn mã theo cấu trúc FAQ Schema vào phần header của web nhưng lại không được hiển thị trong nội dung cho người dùng.

Điều đó vi phạm nghiêm trọng chính sách của Google. Bởi trong nguyên tắc về nội dung của Google có ghi rất rõ “Tất cả nội dung FAQ (Câu hỏi thường gặp) phải hiển thị cho người dùng trên trang nguồn.“

Như vậy, bạn biết mình nên tạo FAQ Schema theo cách nào rồi chứ? Vậy thì chúng ta bắt đầu thực hiện nào.

Lưu ý: Web WordPress của bạn cần phải được cập nhật lên phiên bản từ 5.0 trở lên để có thể sử dụng được trình soạn thảo Gutenberg.

Bước 1: Cài đặt Plugin có tên WP FAQ Schema Markup for SEO

Ở đây, chúng ta tạo theo phương pháp chuẩn của Plugin có sẵn, bạn chỉ việc tìm plugin có tên WP FAQ Schema Markup for seo sau đó cài và kích hoạt plugin để dùng nhé theo các hướng dẫn dưới đây nhé

Bước 2: Tạo bài viết mới với nội dung như bình thường

Bạn tạo bài viết mới với nội dung bình thường sau khi đã nhập xong hết nội dung bạn kéo xuống cuối trang và làm theo bước 3 nhé.

Bước 3: Thêm FAQ vào bài viết

Đây chính là bước để tạo danh sách câu hỏi và câu trả lời theo chuẩn FAQ Schema.

Bạn kéo xuống cuối trang khi thêm hoặc sửa bài viết sẽ có dòng để bạn thêm câu hỏi và câu trả lời như hình dưới đây, ví dụ seotongthe.vn triển khai FAQSchema cho bài viết SEO Tổng Thể là gì

schema faq - SEO tổng thể website

Nhập câu hỏi và trả lời vào cấu trúc FAQ Schema

Chỉ đơn giản vậy thôi. Sau khi soạn thảo xong bạn xuất bản bài viết rồi làm theo hướng dẫn bên dưới để kiểm tra xem cấu trúc FAQ Schema đã chuẩn chưa.

3. Cách kiểm tra cấu trúc FAQ Schema

Có nhiều cách để kiểm tra cấu trúc FAQ Schema. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn cách để bạn kiểm tra và xem với giao diện trực quan nhất.

Bước 1: Truy cập vào công cụ kiểm tra của Google Search Console ở link này: https://search.google.com/structured-data/testing-tool?hl=vi

Bước 2: Nhập link bài viết bạn vừa xuất bản vào và chọn công cụ kiểm tra rồi ấn Kiểm tra URL.

kiemtradulieu - SEO tổng thể website

Bước 3: Chờ hệ thống phân tích và đưa ra kết quả như sau nghĩa là bạn đã tạo FAQ Schema thành công cho bài viết.

faqschema - SEO tổng thể website

Ngoài ra, bạn có thể click vào Xem trước kết quả tìm kiếm để thấy được giao diện FAQ Schema hiển trị trong kết quả tìm kiếm Google.

huong dan tao faq schema cho web 5 - SEO tổng thể website

Kết quả FAQ Schema hiển thị trên Google

4. Lợi ích khi sử dụng FAQ Schema cho website

Cuộc đua thứ hạng hiển thị trên top tìm kiếm Google cực kỳ khốc liệt.
Không đứng ngoài cuộc chơi, FAQ Schema nhanh chóng được người làm SEO sử dụng tối đa một cách hiệu quả nhất.

Mục đích cũng như lợi ích khi bạn dùng FAQ Schema trên website là:

  • Giúp người dùng nhanh chóng có được thêm các thông tin hữu ích khác bên cạnh kết quả tìm kiếm nhờ việc cung cấp các câu hỏi thường xuyên và câu trả lời nhanh.
  • Người dùng nhanh chóng tìm kiếm được thông tin nhờ câu trả lời nhanh này.
  • Tăng độ phủ trên Google Search do FAQ Schema hiển thị chiếm diện tích lớn => tăng độ nổi bật của website hơn so với đối thủ => thu hút sự chú ý của người dùng, tăng tỷ lệ nhấp chuột CTR vào câu hỏi, câu trả lời.
  • Tăng tỷ lệ truy cập vào bài viết để tìm kiếm nhiều thông tin hơn => tăng tỷ lệ CTR vào trang.
  • Giúp Google hiểu rõ hơn về bài viết, nội dung trên website => cải thiện thứ hạng tốt hơn, dễ được Google xếp hạng cao hơn.
  • Giúp khách hàng hiểu rõ hơn về website, về sản phẩm, dịch vụ => đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ…=> giảm tải cho bộ phận CSKH nếu bạn đang kinh doanh.
  • Vì vậy nên rất nhiều SEOer, webmaster muốn cài đặt Schema FAQ vào website, blog của mình.

5. Nguyên tắc khi sử dụng FAQ Schema tuân thủ Google

Điều đầu tiên để trang Câu hỏi thường gặp của bạn đủ điều kiện hiển thị dưới dạng kết quả nhiều định dạng, website của bạn cần đáp ứng các nguyên tắc của Google:

  • Nguyên tắc về dữ liệu có cấu trúc
  • Nguyên tắc quản trị trang web
  • Nguyên tắc về nội dung

Đối với nguyên tắc về nội dung, Google quy định rõ ràng về những gì bạn nên làm và không nên làm:

faq schema la gi huong dan tao faq schema cho website - SEO tổng thể website

Theo nguyên tắc này, bạn chỉ sử dụng FAQPage nếu trang có một danh sách các câu hỏi kèm câu trả lời có sẵn do chính bạn tạo ra & người khác không có quyền chỉnh sửa thêm bớt.

Hoặc áp dụng với trang hỗ trợ sản phẩm liệt kê các câu hỏi thường gặp & khách hàng không gửi được câu trả lời khác.

Nếu trang có một câu hỏi duy nhất và người dùng có thể gửi các câu trả lời thay thế, bạn hãy sử dụng QAPage thay vì FAQPage.

FAQ Page khác với Q&A pages/ QAPage – thường dùng cho forum, website nơi người đọc có thể gửi các câu trả lời khác nhau cho câu hỏi cụ thể.

Trong khi đó, FAQ Schema là các câu hỏi và câu trả lời mặc định có sẵn do tác giả website cung cấp.

Khi đáp ứng được các yêu cầu này, bạn có thể thêm Schema FAQ vào webpage hoặc URL page/ post một cách dễ dàng

6. Có phải Website nào cũng cần cài đặt FAQ Schema?

– Bạn có thể tạo 1 trang page FAQ độc lập hoặc tạo các câu hỏi/ câu trả lời ngay trong phần nội dung của bài viết.

– Mục tiêu của FAQ là giúp cung cấp thêm cho người dùng các thông tin cần thiết, hữu ích có liên quan nhất tới nội dung của website ngay từ kết quả tìm kiếm.

– Tuy vậy, không phải website nào cũng cần hoặc có thể sử dụng được FAQ Schema.

– Google khuyến cáo chỉ sử dụng FAQ Page/ FAQ Schema nếu website/ page của bạn có một danh sách các câu hỏi kèm theo câu trả lời có sẵn. Trường hợp nếu trang có một câu hỏi duy nhất và người dùng có thể gửi câu trả lời thay thế, hãy sử dụng QAPage.

Bạn không nên dùng FAQ Schema khi nào?

  1. Nội dung các câu hỏi, câu trả lời trong trang FAQ không hữu ích, không liên quan gì tới chủ đề website.
  2. Trang web, forum có nhiều tác giả, độc giả có thể đăng tải/ thêm/ chỉnh sửa câu trả lời, câu hỏi,…
  3. Các trang hỗ trợ sản phẩm mà khách hàng có thể gửi nhiều câu trả lời cho câu hỏi.
  4. Không nên sử dụng FAQ trên toàn trang. Có thể gây ra hiện tượng trùng lặp.
  5. Không sử dụng FAQ page cho mục đích quảng cáo.
  6. Không sử dụng nội dung chứa lời lẽ thô tục, khiêu dâm, bạo lực, quấy rối…
  7. Tất cả nội dung FAQ phải hiển thị cho người dùng trên trang nguồn. Ví dụ, dưới link kết quả tìm kiếm có hiển thị FAQ thì trong bài viết của link đó, bạn bắt buộc phải có các câu hỏi, câu trả lời đó.
  8. Để full câu hỏi và câu trả lời, không nên cắt xén.
  9. Không lạm dụng FAQ Schema mà chỉ dùng khi cần thiết. FAQ Schema thiết thực nhất khi trang của bạn đang đứng top Google, ít nhất là ở Page 1 vì người dùng có khả năng tiếp cận cao nhất.

7. Lời kết

Như vậy, bài viết này đã hướng dẫn cho bạn rất chi tiết về cách cài FAQ Schema cho web WordPress. Hi vọng với chút thủ thuật nhỏ này sẽ giúp website của bạn hiển thị nổi bật trên kết quả tìm kiếm Google và tăng được nhiều nhấp chuột vào web hơn.

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng nó quá mà chỉ dùng khi cần thiết để tránh bị Google nó ghét.

5/5 - (9 bình chọn)

Nguyễn Văn Thiệu

"Hơn 13 năm chuyên tâm nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế trang web, Marketing cho website trên mạng internet, Chúng tôi thấu hiểu mọi vấn đề khi doanh nghiệp cần phát triển website trên mạng và có giải pháp giúp trang web của Quý khách phát triển toàn diện và bền vững."