4/5 - (30 bình chọn)

Khi làm Entity SEO thì Social là một trong những kênh quan trọng, social entity có chức năng build nền tảng offpage , tạo trust, phủ brand cho web với search engine. Social Entity được index thì tạo ra một sức mạnh vô cùng lớn cho web.

Social Entity là gì?

Social Entity là một cách khai báo thông tin để định danh về 1 người dùng hay một tổ chức nào đó trên mạng xã hội như Facebook, Twitter, Linkedin,…

Cụ thể:

  • Entity là việc định danh cho một website là 1 thực thể tồn tại độc lập, duy nhất và khác biệt với các website khác về chủ đề đang nói tới.
  • Business Entity là việc xác thực cho một doanh nghiệp nào đó không chỉ có thật trên Internet mà còn hoạt động trong cuộc sống thực tế.

Tại sao cần xây dựng Social Entity?

Thực chất Entity đã chính thức ra mắt thế giới từ năm 2013 những hiện nay khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ tại thị trường SEO Việt Nam. Thậm chí mặc dù đã biết đến Entity nhưng có khoảng 90% các website trên thế giới triển khai không đúng kỹ thuật. Do vậy, có thể thấy Entity là một phương pháp SEO tiềm năng nhất hiện nay. Bên cạnh đó, lợi ích mà kỹ thuật xây dựng Entity trong SEO đem lại còn bao gồm:

  • Đẩy mạnh các từ khóa tổng thể trên toàn bộ website, đặc biệt là với Url được triển khai Entity
  • Tiết kiệm chi phí khi thời gian triển khai chỉ trong tầm 15-45 ngày nhưng lại hiệu quả cao hơn so với các phương pháp đi link thông thường khác
  • Hạn chế bị Google phạt hoặc bị đối thủ bắn link bẩn do xây dựng Entity có khả năng tạo lập sự tin tưởng tưởng đối với Google trên toàn domain
  • Giúp các website bị Google phạt có thể khôi phục traffic nhanh và hiệu quả hơn
  • Tăng TRUST site nhanh chóng, giúp tăng trưởng các chỉ số đánh giá độ uy tín của website như DR, UR, DA, PA, TF, CF cực nhanh
  • Giúp phủ sóng thương hiệu website lên khắp các trang mạng xã hội 1 cách nhanh chóng và hiệu quả
  • Xây dựng thực thể thương hiệu (Entity): Tất cả các REAL WEBSITE, REAL BUSINESS sau khi xây dựng website đều đem chúng đặt lên các fanpages, các trang mạng xã hội để người dùng biết đến. Không một ai muốn tên thương hiệu của mình bị người khác đăng ký trước đó cả, điều gì xảy ra khi tên thương hiệu của bạn bị người khác đăng ký hết? Bao nhiêu lần bạn tìm kiếm trên google và thấy google đề xuất các page mạng xã hội thậm chí còn lên trên website của bạn? Nếu chủ những page đó không phải là bạn và đăng tin tào lao thì sao?. Ví dụ khi bạn search các brand lớn như ebay, microsoft,… Bạn sẽ thấy họ phủ sóng tất cả twitter, youtube,… Vậy tại sao bạn lại không ?
  • Đa dạng anchor text cho trang chủ: Hầu hết links profile đều về trang chủ, đây là một trong những cách WHITE HAT để có những anchor BRAND, anchor URL. Nếu bạn SEO cho trang chủ sẽ dễ dàng hơn và tự nhiên hơn trong mắt Google khi đã có sẵn một tấn URL anchor rồi.
  • Đa dạng Nofollow links: Hầu hết các link profile đều Nofollow, cũng có tỷ lệ không nhỏ Dofollow. Điều này là tự nhiên, khi nghiên cứu backlink profile của các thương hiệu lớn bạn luôn luôn thấy họ có tỷ lệ giữa dofollow/nofollow nhất định, bạn cần giữ tỷ lệ phù hợp với site mình. Hầu hết Nofollow dễ dàng kiếm được qua backlink profile. Nofollow link tuy không pass juice nhưng vẫn pass authority, trust nhé, Link noffollow trên trang HIGH authority vẫn có ảnh hưởng nhất định đến website của bạn.
  • Quản lý danh tiếng thương hiệu: Điều gì sẽ xảy ra khi website của bạn bị phốt và cứ mỗi khi người dùng tìm thương hiệu của bạn trên google lại suất hiện các thông tin “công ty ABC lừa đảo” “ABC scam”? hầu hết các công ty đều tìm đến các dịch vụ để quản lý thương hiệu, làm seeding để đẩy những thông tin này xuống. Cách tốt nhất trong trường hợp này không phải là đẩy site công ty lên, không phải là đi link bẩn cho những link này xuống mà là đi Entity trên các website có AUTHORITY cao với tên BRAND thương hiệu, dựa vào Authority của những mạng xã hội sẽ nhanh chóng lấp đầy các vị trị đó cho bạn. Đây là cách dễ dàng nhất để quản lý danh tiếng thương hiệu.

Social Entity

Website nào nên làm Social Entity

  • Website mới chưa có độ nhận diện thương hiệu, làm thế nào để Google biết website bạn là gì ? chủ đề nói về cái gì ?
  • Website đang hoạt động dài lâu, chưa được làm rõ thương hiệu(brand) trong mắt Google
  • Website đang nghèo về tỷ lệ Trust site ( độ tin tưởng), đang thiếu hụt lượng backlink và refering domain
  • Website bị phạt vì tối ưu hóa quá liều (Over Optimize) từ khóa cần SEO. Entity SEO sẽ làm thay đổi và giảm án phạt đáng kể với bộ link URL trần và từ khóa thương hiệu siêu lớn.
  • Entity là sự kết hợp giữa Social + Schema + MAP. Nó giúp định hình thương hiệu của website trong mắt Google, giúp Google hiểu rõ cấu trúc website, chủ đề website và xác định Website là 1 thực thể có thật rõ ràng. Là 1 ông lớn trong chủ đề cần SEO

Công việc làm Entity Stacking gồm những gì?

entity stacking - SEO tổng thể website

Thông thường các công việc Entity Stacking sẽ bao gồm:

  • Xây dựng trang Social Profile với số lượng lớn, khoảng 200 – 300 trang khác nhau cho cả cá nhân và doanh nghiệp
  • Tạo lập Google Map và Google Business
  • Khai báo Schema cho doanh nghiệp
  • Đồng bộ hoá tất cả các thông tin liên quan đến thương hiệu doanh nghiệp như logo, banner, hashtag, liên kết social…
  • Thúc đẩy index social và blog 2.0

Để đạt độ phủ thương hiệu mạnh, bạn cần làm cả Social network và Blog network sau đó liên kết chúng lại với nhau, ở trong bài viết này tôi xin chia sẻ các bước xây dựng mạng lưới Social network và Blog network để làm Entity cho thương hiệu.

Bước 1: Xây dựng bộ thông tin (Profile) của doanh nghiệp và bạn

  1. Về thông tin doanh nghiệp: Thực hiện xây dựng các thông tin ngắn gọn và “đồng nhất”, ghi đầy đủ các thông tin “nhận dạng” như tên doanh nghiệp của bạn (giống nhau ở mọi nơi), giới thiệu sơ lược ngắn gọn, người sáng lập công ty, các nghành nghề hay dịch vụ kinh doanh của bạn, địa chỉ doanh nghiệp của bạn, số điện thoại và email liên hệ, đường dẫn tới website của bạn (nếu được).
  2. Về thông tin cá nhân: Thực hiện xây dựng đồng nhất thông tin cá nhân như tên, nơi sinh, nghành nghề, sáng lập hay chủ sở hữu cái gì, nơi ở. Các mạng xã hội mang thông tin về bạn bắt buộc phải đồng nhất, liên kết qua lại và nên có đường dẫn về website của bạn (trang chủ) nếu được.

Một chú ý là các thông tin này bắt buộc phải “đồng nhất” trên website của bạn và trên tất cả các mạng xã hội, blog thuộc mạng lưới của bạn.

Bước 2: Tiến hành mang thông tin (Profile) của Website bạn lên các mạng xã hội phổ biến

Trước tiên bạn nên chuẩn bị tầm 10 hình ảnh về doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp (hay website) của bạn, sau đó ghi chú thông tin doanh nghiệp của bạn lên các hình ảnh đã chuẩn bị đó. Để ghi chú thông tin doanh nghiệp, bạn làm như sau:

1. Click chuột phải vào từng ảnh chọn “Properties” => Details và điền thông số tại các mục như: Title, subject, rating (5*), tag, comments, Authors, copyright sau đó apply và lưu lại.

2. Mang những hình ảnh này lên trang: Geotag.online để thêm kinh độ và vĩ độ cho những ảnh phía trên (địa điểm công ty, doanh nghiệp hay cơ sở của bạn). Đây là bước chuẩn bị hình ảnh, chúng ta sử dụng những hình ảnh này để xây dựng trang about (giới thiệu) trên website của bạn, đồng thời sử dụng các hình ảnh này cho đăng ký google business, hay giới thiệu, viết bài trên các blog network, social network. Các mạng xã hội phổ hay blog cần thiết để chứng tỏ doanh nghiệp bạn lớn và uy tín. Chúng ta chia làm 2 nhóm mxh và Blog Network (mạng xã hội hay blog có khả năng đăng bài viết) gồm: Mạng xã hội phỏ biến và mạng xã hội lĩnh vực liên quan.

  • Những mạng xã hội phổ biến có thể kể ra như: Facebook, Twitter, Google Plus, Instagram, Linkedin, Tumblr, Youtube, Quora, Medium, Flickr, Reddit, About Me, Business Site, Ted,…
  • Những mạng xã hội lĩnh vực liên quan ví dụ như: Về nghành thiết kế – design – nội thất có Houzz, Ikea,… mảng code – công nghệ thông tin có Scoop.it, Hubpages, Github,… mảng hình ảnh như Flickr, Photobucket, Deviantart,… mảng âm nhạc có Soundcloud, Spotify,…
  • Một số Blog network phổ biến có thể kể ra như Blogger, Google Site, WordPress, Medium,…
  • Chú trọng tới các tài nguyên (map, mạng xã hội, site,…) mà Google cung cấp như: Google Plus, Google Business, Google Maps (My Maps), Business.site, Google Site, Google Event, Google Bookmark,…. các tài khoản Google Driver, Google Play, Google Photo, Google Ads,… để dẫn google hiểu bạn là một doanh nghiệp thực, doanh nghiệp chi tiêu tiền cho các dịch vụ mà google cung cấp,… kết nối thống nhất, kết nối với các Blog Network, Social Network để xác thực và đẩy Trust cho website.

Trên đây là một phần rất ít các mạng xã hội và blog nổi tiếng, còn rất nhiều những mạng xã hội hay blog như thế cực kỳ chất lượng cho SEO khác nữa.

Bước 3: Xác thực thông tin người sở hữu Website thông qua hệ thống mạng xã hội cá nhân

  • Trong mục “founder” của Schema, khai báo tên người sáng lập của công ty.
  • Xây dựng các mạng xã hội phổ biến cho cá nhân người sáng lập, đồng nhất thông tin giữa các mạng xã hội này.
  • Một số MXH phổ biến có thể sử dụng để xác thực cá nhân như: Facebook, Twitter, Google Plus, Linkedin, Tumblr, Quora, Medium,… nên sử dụng thêm một mạng xã hội trong nước, tại Việt Nam có thể sử dụng như Zing Me, Zalo, Go.vn,…

Bước 4: Tiến hành khai báo các mạng xã hội trên website của bạn thông qua Schema.

  • Tiến hành khai báo chính xác thông tin của website thông qua Schema.
  • Tiến hành xác thực sự liên quan giữa người sáng lập và website thông qua Schema.
  • Tiến hành khai báo tất cả các mạng xã hội trong mục Schema: SameAs.
  1. Nên đặt Schema ở trang không tiến hành SEO, để tránh thất thoát chất lượng dòng chảy thông qua Link Out.
  2. Nên đặt Schema cho các trang riêng rẻ thông qua thông số “name” và “Url” của mục “itemListElement”, hoặc bạn có thể chỉ hiện trong trang About Us thông qua các thẻ code điều kiện <if> (đừng lo khi không biết code nhé, dễ lắm).
  3. Bởi thuật toán Google Panda (thuật toán gấu trúc) phạt website trùng lặp nội dung (dublicated content) thông qua HTML, vì vậy, khi schema, chúng ta cần cẩn trọng nếu không sẽ bị Panda chú ý nên schema cho từng trang cụ thể chứ không nên để toàn trang.

Schemas entity building

Bước 5: Tiến hành tối đa và kết nối sức mạnh thông qua các tín hiệu từ mạng xã hội

Tín hiệu từ các mạng xã hội uy tín thông qua các chia sẻ, review sẽ tạo một nguồn Traffic Juice chất lượng giúp nâng chất lượng của website bạn lên một tầm cao mới.

  • Tạo những đánh giá trang trên các mạng xã hội đánh giá trang website.
  • Tạo những bài viết, thông tin review về sản phẩm, dịch vụ của website trên các trang review, đánh giá, thảo luận uy tín nhất, tạo nguồn Traffic Trust về website.

Bước 6: Chăm sóc và xây dựng mô hình liên kết giữa các Social network và Blog network

Tiến hành trỏ link từ các mạng xã hội và blog network về website của bạn (nên nhớ, tất cả các  mạng xã hội và blog network đều đã được đồng nhất thông tin profile) theo nguyên tắc:

  • Trỏ trức tiếp các mạng xã hội và blog network uy tín và chỉ số cao về trang chủ hay trang đang được tiến hành SEO, đồng thời tạo liên kết qua lại giữa các mạng xã hội này.
  • Tiếp tục trỏ Link tầng 2 từ các mạng xã hội và blog network “khác” tới các mạng xã hội và blog network phía trên (các mạng xã hội và blog network trỏ link trực tiếp tới Money Site).
  • Trỏ link từ các blog tầng 2 tới “những bài viết liên quan mang nội liên kết tới trang cần SEO”, có nội dung liên quan tới trang cần SEO.
  • Sử dụng các từ khóa liên quan nhất, tên thương hiệu trong phần mô tả, tiêu đề,… Do hầu hết các site đều giới hạn số ký tự nên bạn cần viết một cách liên quan nhất tới chủ đề website của bạn.
  • Website có thể được coi là thương hiệu nên đừng ngại sử dụng chúng bất kỳ đâu khi làm entity, SEO CHỢ LỚN là brandname của tôi nhưng nếu site bạn là GoogleEntityStacking.Com thì đừng ngại sử dụng Google Entity Stacking làm tên thương hiệu.
  • Nên sử dụng IFTTT để sync bài viết blog post lên các Profile xã hội: Điều này giữ cho bussiness của bạn hoạt động, tăng trust theo thời gian, đưa thông tin mới đến người dùng, tăng tín hiệu mạng xã hội (Social Signal). Bạn không cần phải quá cao siêu, quá chi tiết về vấn đề này, chỉ cần Sync đến các mạng chính như fb, twitter, pinterest,… là ổn rồi.
  • Anchotext: Khi sử dụng profile, bạn cần đa dạng anchor, sử dụng URL anchor, brand anchor, Misc anchor mỗi khi có thể và KHÔNG SỬ DỤNG ANCHOR TỪ KHÓA CHO PROFILEs, chú ý SEOTONGTHE.VN thì SEO TỔNG THỂ là BRAND nhưng SEO thì không phải.
  • Liên kết RANDOM đến 2-5 mạng xã hội khác trong mỗi profile, điều này giúp tăng tính hiệu quả, tăng khả năng index cho các profile. ĐỪNG HOẶC HIẾM KHI LIÊN KẾT TẤT CẢ PROFILE LẠI VỚI NHAU điều này không tự nhiên, đối thủ của bạn dễ dàng copy hết profile của bạn, và với cách chia AUTHORITY thì bạn chỉ nên chia authority của profile cho 2-5 link là đủ, liên kết hết không giúp gì nhiều.
  • Chú ý đến indexing: Sau khi tạo profile bạn cần quản lý để tất cả profile đều index trên google, profile không index nghĩa là google không hề biết đến sự tồn tại của chúng.
  • Khi liên kết chéo giữa các profile ưu tiên Dofollow to Dofollow, Nofollow to Nofollow. Dù không nhiều nhưng link Dofollow tất nhiên cung cấp chô site bạn một ít juice và bạn không nên bỏ qua chúng. Khi một mạng xã hội cho phép bạn chèn link Dofollow bạn nên liên kết đến 2-5 profile khác cũng Dofollow để tăng tính hiệu quả.
  • Đừng chỉ liên kết đến trang chủ: Profiles link là một cách tăng trust/Authority hiệu quả đặc biệt đối với các site mới, và cách authority được tính trên toàn site, website bạn cần nhiều PAGE có authority hơn là chỉ trang chủ. Cho nên lượng lớn profile hãy trỏ về trang chủ nhưng hãy phân bổ đều chúng ra cho các trang như liên hệ, about, chính sách,…Mình không nói sâu về vấn đề này nhưng chắc chắn sẽ giúp tăng độ hiệu quả hơn.

Quy trình chăm sóc Social Entity cơ bản

Bước 1: Thực hiện viết đoạn mô tả về nội dung.

Mỗi 1 link sẽ có 1 file DOC chứa 2-3 đoạn mô tả được viết mới khoảng 150 từ và đoạn SAPO của link bài viết Share đó.

Lưu ý 1: Mỗi link share nên có tối thiểu 3 đoạn nội dung 150 text trong đó có 1 đoạn COPY từ SAPO của chính nội dung đó. Có vậy quá trình chăm sóc social Entity mới mang lại hiệu quả được.

Bước 2: Thực hiện chia sẻ lên các trang mạng xã hội trong suốt quá trình chăm sóc social Entity

  • Lấy các nội dung đã chuẩn bị Share lên MXH
  • Đặt tiêu đề cho bài viết nếu đăng ở BLOG, MXH yêu cầu đặt tiêu đề (Behance, Blogspot, tumblr)
  • Gắn nguồn có chứa link trỏ về nội dung cần Share
  • Mỗi bài Share đều có Hashtag brand.

Bước 3: Copy link bài viết vào bảng

Sau khi đã share lấy link đã share copy lại vào bảng

Xem chi tiết bảng tại đây

Bước 4: Submit index link social đều hàng ngày

  • Tool: Larindex, resys.org….
  • Submit và kiểm tra link nào chưa index thì add tiếp. Tỷ lệ đẹp nhất là tổng số link share index 30 = > 40% / tháng.
  • Lưu ý: các social profile mà không dùng để share, anh em cũng nên submit lại đều, cứ 1 tuần submit lại 1 lần để con boot google và crawl lại.

Lưu ý: LINKING liên kết các Soical với nhau thành 1 thể thống nhất, chặt chẽ. Làm đến đâu liên kết đến đó, sau khi tạo xong quay lại từ đầu và liên kết lại. Những cái nào là Web 2.0 hay Profile trong BIO có cho đi nhiều link thì mình đều list những social quan trọng ra, list cẩn thận có mô tả diễn giải…..chứ ko phải cứ cầm quăng vào cho xong.

Danh sách các Social cho phép chia sẻ

  • Twitter
  • Tumblr
  • Behance
  • Pinterest
  • Blogspot
  • Vietnamta
  • Gab
  • RavidoVybe
  • Daily Gram
  • Linkhay
  • Google Site
  • Google Business
  • ly
  • ly
  • com
  • io
  • ko-fi.com
  • com
  • com
  • Dashburst
  • Croke
  • Able2know
  • Deviant ART
  • Telegram
  • com

Cách chăm sóc Social Entity nâng cao

Thời gian chăm sóc

  • Giai đoạn 1: Thời gian vàng từ 2 – 4 tháng kể từ khi làm xong Social Entity, anh em nên đều đặn chia sẻ bài viết theo lịch, số lượng tốt nhất từ 3-5 bài/ 1 cocial/ tuần
  • Giai đoạn 2: Từ tháng 5 – tháng thứ 8 trơ đi trung bình share từ 1-2 bài/ tuần, tối thiểu mỗi tháng share 4 bài.
  • Giai đoạn 3: Tháng thứ 9 trở đi, trung bình mỗi tháng có 1-2 bài và duy trì về sau

Nội dung dùng để chăm sóc Social Entity

– Mọi người đừng nên chăm chú share bài cho SEO quá, mọi người cũng nên share những nội dung uy tín trong ngành(thường các nội dung này đang top 1->5) để Google hiểu sâu hơn về nội dung của mình.

– Tỷ lệ cứ share 10 bài thì có 3 bài chuyên sâu trong top 1 – 5.

– Share bài nâng cao: Lấy link từ mxh này share lên mxh khác.

– MXH face, youtube hay twitter có thể mua like, view, share, comment để tăng signal vs brand phủ mạnh hơn.

– Việc bắn link tầng cho social entity là cực kỳ tốt và an toàn. Mọi người dùng tool Rankerx, GSA, Autopilot….

– Số lượng bắn vào 10 social chính là ok rồi. Đây cũng chính là 10 MXH chính mà mn dùng để share bài vs chăm sóc.

– Đẹp nhất thì cứ 2 tháng bắn 1 lần, vì thường bắn link dùng tool khó index hơn, nên cứ vài tháng bắn 1 lần.

Tạo Traffic cho Social

Để Socail có tương tác và index nhanh, bằng cách nào đó bạn hãy kéo traffic vào socail trung bình mỗi ngày chỉ cần 5->10 visit vào các social chính or web 2.0 là được. Lưu ý: Chỉ setup traffic vào social và tuyệt đối không setup click sang website chính của mình.

Kéo Traffic cho social: Share social lên Face or các nhóm…

Danh sách 300 mạng xã hội tham khảo để làm Social Entity

Để xây dựng Entity là thương hiệu của công ty hay sản phẩm mình muốn SEO hiệu quả, đầu tiên chúng ta có thể sử dụng các trang mạng xã hội uy tín trên thế giới. Sau đó liên kết các trang mạng xã hội đó lại với nhau để xác thực uy tín doanh nghiệp thật sự với Google.

Download 300 Social để làm Entity

Không! Như đã nói ở trên profile links là WHITE HAT LINKs mà bất cứ website, thương hiệu lớn nào trên thế giới đều có. Bạn sẽ không bị phạt nếu đi lượng lớn profile trỏ về site, nếu đi link profile mà bị phạt tôi sẽ đi link về đối thủ của mình trước. Nhưng tôi vẫn khuyên bạn chỉ nên đi link trên các mạng xã hội, các trang có Authority cao >50.
Không có sự khác biệt giữa một site chỉ có vài chục và một site vài trăm vài ngàn link profile, nên bạn chỉ cần đăng ký những mạng xã hội phổ biến nhất là được. Hãy chọn ra 20-30 Mạng xã hội mạnh nhất đăng ký tên thương hiệu của bạn là ổn rồi không cần tới cả vài trăm. Trường hợp website bạn đã có rất nhiều backlink anchor từ khóa thì bạn có thể cần nhiều hơn.

Nhiều ngời sau khi làm xong profile, entity lại thắc mắc làm sao tăng sức mạnh cho các profiles? Liệu chiến lược đi link đến profile có hiệu quả không ?

Câu trả lời là có, bạn có thể đi link đến các profile và cũng có hiệu quả trong việc thúc đẩy từ khóa.
Như đã nói ở trên, google không phạt bạn khi đi link profile, bạn có thể dùng pbn, comment, GSA hay bất kỳ link nào tới các profile. Điều này giúp bạn tăng authority của site
Mẹo:

Với profiles links bạn áp dụng mẹo ở trên, với các site có dạng Articles, contextual thay vì trang chủ mình khuyên bạn nên đi đến toàn bộ site, toàn bộ bài viết chứ không chỉ là money pages, silo pages, sử dụng link trần. Contextual bạn có thể lấy luôn các site DA thấp hơn như Web 2.0, sử dụng link trần URL hoặc MISC anchor. Sau đó sử dụng keywords anchor cho các backlink có chất lượng cao hơn.

4/5 - (30 bình chọn)

Nguyễn Văn Thiệu

"Hơn 13 năm chuyên tâm nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế trang web, Marketing cho website trên mạng internet, Chúng tôi thấu hiểu mọi vấn đề khi doanh nghiệp cần phát triển website trên mạng và có giải pháp giúp trang web của Quý khách phát triển toàn diện và bền vững."