Bạn có thường xuyên viết bài đăng lên website? Bài viết của bạn có đúng cấu trúc chuẩn SEO chưa? Hãy tưởng tượng nếu như những bài viết chuẩn seo và bán hàng của bạn đều được khách hàng đọc từng câu chữ cũng như được thu hút ngay từ những con chữ đầu tiên thì vào cuối bài, họ có thể sẽ trở thành khách hàng của bạn, hay thậm chí trở thành một khách hàng thường xuyên và trung thành.
Mục đích của bài viết này là để giúp bạn hiểu cấu trúc bài viết chuẩn SEO để xây dựng thương hiệu, thúc đẩy doanh số và làm seo tổng thể
Để bài viết thành công, những bài này cần phải hướng tới một mục tiêu duy nhất: Chia sẻ cho người khác cách làm thế nào để đạt được một điều gì đó. Ta cần phải khiến cho những bài này có khả năng tương tác càng cao càng tốt. Thông qua hình ảnh, video, infographic,… (hình ảnh thôi cũng được)
Chúng ta có thể một phần nào đó giới thiệu sản phẩm trong bài, đề nghị thanh toán, nhưng đây không phải là một trang bán hàng, chúng ta có thể nói sản phẩm của ta tuyệt đến thế nào trong việc những giải quyết các khó khăn thực tế ở bài viết đề cập một cách gián tiếp thay vì trực tiếp.
Một số quy tắc chung
Lời văn trong bài: Vui vẻ, nhiều thông tin nhưng có thể áp dụng ngay được.
Hãy dùng các ngôi nói như : “mình”, “tôi” và “bạn”
Không đưa thông tin sai lệch
Chỉ đưa các thông tin chính xác và các nguồn chứng minh thông tin ấy.
Cấu trúc bài viết chuẩn SEO
Đừng sợ việc phải nói quá sâu về kĩ thuật của vấn đề. Càng chi tiết và sau càng tốt
Trước khi đi vào việc nói chi tiết vấn đề và đưa người đọc lời giải đáp. Hãy giành thời gian nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề và giới thiệu sơ về giải pháp, đây là cách khiến họ hành động
Hãy có thêm những thông tin hay các mánh độc đáo để khiến cho bài đăng càng hiệu quả, và bỏ phần này vào trong phần “kiến thức nâng cao”. Để cho bài viết thêm phần chuyên sâu
+ Phần 1: Phần mở đầu hấp dẫn
- Mục đích: Khiến cho người xem cảm thấy ấn tượng với bài viết trong vòng vài phút đầu tiên.
- Tiêu đề: Tập trung vào phần tiêu đề bắt mắt, định hướng người xem vào nội dung bài viết. Tiêu đề phải chứa những từ khóa chính xác và từ khóa mở rộng, nên chứa nhiều từ khóa kết hợp trong tiêu đề là tốt nhất
- Yếu tố hấp dẫn: Trong vòng 175-200 chữ đầu tiên phải khiến cho người đọc cảm thấy: “ Ôi, mình vừa thực sự đọc được những điều thú vị, hấp dẫn trong bài viết này”.
+ Phần 2: Thông tin về chủ đề
- Tiêu đề: Tiêu đề chứa đầy đủ thông tin và phải chứa những từ khóa chính xác và từ khóa mở rộng, nên chứa nhiều từ khóa kết hợp trong tiêu đề là tốt nhất
- Mô tả ngắn về bài viết: Phần này hay còn gọi là mở bài đó nó chứ từ 150-200 từ với thông tin về chủ đề của bài viết. Thông tin trong phần này phải đơn giản và cô đọng nhất có thể khi người dùng tìm kiếm trên website của bạn hoặc search Google về chủ đề.
- Ảnh đại diện: Nếu bài viết có ảnh thì ảnh nên chứa từ khóa gồm tên ảnh, mô tả ảnh và thẻ alt của ảnh
- Mô tả chi tiết bài viết: Phần này thường chứa từ 600-2000 từ tùy từng bài, bạn có thể kết hợp từ khóa chính xác và mở rộng như ảnh trên.
- Link nội bộ: Một bài viết nên có 1 link trỏ về bài viết cần SEO, 1 link trỏ về bài viết liên quan, 1 link trỏ về trang chủ và 1 link trỏ về chính nó.(Lưu ý nên có 1 link ra ngoài cùng chủ đề càng tốt)
+ Phần 3: Call to Action
- Tiêu đề: Tạo một tiêu đề thú vị nhằm truyền cảm hứng cho người xem hành động. Khuyến khích là chứa những từ khóa chính xác.
- Yếu tố USP( Unique Selling Point): 100-175 từ truyền cảm hứng cho người đọc mua hàng/đăng ký subcribe.
Mẫu bài viết
Phần 1 : Giới thiệu – Nhấn mạnh cho người đọc và giải thích các lợi ích của giải pháp mình đưa ra
100 – 200 từ
+) Hãy cố gắng chèn một số từ khóa seo ở đây một cách tự nhiên nhất
+) Bắt đầu đoạn văn với các câu hỏi để phần thân bài là câu trả lời
+) Hãy giải thích tại sao bài này lại quan trọng và tại sao bạn lại chia sẻ.
+) Có một giọng văn tràn đầy nhiệt huyết bởi chủ đề bạn đưa ra, càng ngắn gọn, xúc tích càng tốt
Phần 2: Những gì bạn cần theo và làm trong bài viết
75 – 300 chữ cho một giải pháp
+) Làm một đoạn văn ngắn để tổng hợp các giải pháp/kiến thức mình sẽ chia sẻ trong bài
+) Nếu có giải pháp thay thế cho vấn đề ấy, hãy làm một đoạn văn ngắn khác đề cập tới nó và chọn một trong hai, sau đó giải thích tại sao bạn đề cao phương pháp ấy.
Phần 3: Cụ thể từng bước cho giải pháp/kiến thức
50 – 150 chữ mỗi giải pháp.
+) Cho mỗi bước, tạo một sub-heading cho tên của mỗi bước và số thứ tự
+) Ráng có các hình ảnh/video miêu tả cụ thể
+) Giải thích ngắn gọn cho độc giả cần làm gì ở mỗi bước
+) Lặp đi lặp lại bước này
Phần 4: Kết luận
80-150 chữ
+) Hỏi độc giả có thích bài viết
+) nhấn mạnh lại một lẫn nữa tầm quan trọng của bài viết
+) Hỏi suy nghĩ của họ ở bình luận và kêu gọi chia sẻ nếu họ thích bài viết
+) Nếu có đề cập tới sản phẩm ở bài viết thì hãy đề cập lại ở cuối bài lần nữa