External link là một tiêu chí xếp hạng khi làm SEO Onpage và nó ảnh hưởng lớn đến xếp hạng của một trang web. Vậy external link? cách triển khai external link trong SEO tổng thể như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn trong bài viết này nhé.
1. External link là gì?
External link(outbound links, link out, liên kết ngoài) là một dạng liên kết ra ngoài trang web của bạn. Tức là một liên kết từ trang website của bạn trỏ đến một trang website khác hoặc một tài nguyên khác trên internet.
Mẫu external link code:
<a href=”http://www.external-domain.com/”>Link Anchor Text</a>
Trong đó
- https://www.external-domain.com/: url của trang đích bên ngoài mà bạn muốn trỏ đến
- Link Anchor Text: Là một đoạn văn bản hoặc đa phương tiện.. dùng để đặt đường link đó
Theo các chuyên gia tiếp thị Moz thì External link có tác động lớn hơn đến thứ hạng của công cụ tìm kiếm so với internal link bởi vì chúng được các công cụ tìm kiếm đánh giá như phiếu bầu bên ngoài về độ tin cậy/ mức độ phổ biến trong một trang web từ đó tăng chất lượng nội dung cho trang web của bạn.
2. Phân biệt External link, Internal link và Backlink
Ngoài External link, chắc hẳn bạn cũng nghe nói đến Internal link và Backlink (inbound link) – những yếu tố góp phần không nhỏ trong việc giúp website trở nên đáng tin cậy hơn với công cụ tìm kiếm. Mỗi loại lại có một ưu, nhược điểm và ứng dụng riêng trong khẳng định uy tín, chất lượng website của bạn.
Hiểu và sử dụng 3 loại link này theo một chiến lược cụ thể là một bước quan trọng giúp thứ hạng website của bạn tăng cao và ổn định.
Điểm giống nhau:
- Cả 3 dạng đường dẫn đều cần Anchor text để neo url, giúp người dùng click vào dễ dàng hơn, và biết được họ đang đọc cái gì khi click vào anchor text đó.
- Khi đặt link cần đảm bảo mang lại lợi ích cho người đọc và đúng ngữ cảnh
Điểm khác nhau:
Loại | Khái niệm | Đặc điểm |
---|---|---|
External link | Link từ một domain của bạn trỏ đến một domain khác | Cần tối ưu số lượng và mức độ liên quan của outbout link |
Internal link | Link nội bộ từ page này sang page khác trong cùng một domain | Không giới hạn số lượng internal link trong một page |
Backlink | Link từ website khác trỏ về website của mình được gọi là backlink, những backlink trỏ về được coi như các phiếu bầu cho website | – Cần quan tâm đến chất lượng từ trang ngoài trỏ đến
– Nhiều người lợi dụng backlink để gây ra những tác động xấu đến kết quả SEO của đối thủ |
3. Tại sao external link lại quan trọng khi làm SEO
External link là một trong nhiều yếu tố SEO Onpage quan trọng đơn giản vì nó ảnh hưởng đến chất lượng, sự uy tín của Website một cách trực tiếp, outbound link thể hiện 2 góc độ.
Đối với người dùng
Việc sử dụng Outbound link nhằm cung cấp thêm thông tin tham khảo cho người dùng là điều cực kỳ cần thiết. Điều này chứng tỏ web của bạn đang cung cấp cho người dùng những thông tin đáng tin cậy. Vì thế, người dùng sẽ quay lại website của bạn vào lần tiếp theo vì:
- Thông tin bạn cung cấp không phải là điều bạn tự bịa ra.
- Chủ đề bài viết của bạn đã được nghiên cứu chuyên sâu.
- Bài viết của bạn chứa nhiều nguồn thông tin hữu ích.
Đối với việc tối ưu cho SEO
- Outbound link giúp kết nối các chủ đề với nhau. Khi bạn dẫn link đến các trang liên quan thì sẽ tạo ra cộng đồng cung cấp giá trị hữu ích trên internet.
- Outbound link là một trong những tín hiệu Ranking của Google
- Giúp website trở nên tự nhiên hơn
- Tăng sự uy tín
- Xây dựng được các mối quan hệ với các website khác để tăng traffic
4. Cách cài đặt và kiểm tra External link
External link sử dụng như thế nào cho đúng cách, chúng ta cùng đi vào chi tiết các ý sau nhé.
– Cách cài đặt External link: Link Dofollow và link nofollow
Khi cài đặt External link có 2 lưu ý bạn cần chú ý:
- Trang được trỏ đến cần có độ liên quan và uy tín và chất lượng
- Đặt thẻ rel = “nofollow” khi cần thiết
Thẻ rel là gì?
Trong HTML, thẻ rel là một dạng thuộc tính dùng để quy định tính chất của các liên kết. Có 2 loại thuộc tính rel chính: rel=”nofollow” và rel=”dofollow” dùng để khai báo với các con bot của công cụ tìm kiếm.
Mặc định khi bạn chèn liên kết ngoài mà không tác động gì, công cụ tìm kiếm sẽ hiểu đó là thẻ rel = “dofollow”, và đi vào liên kết đó để thu thập dữ liệu.
Ngược lại, khi đặt thẻ rel=”nofollow” vào liên kết, công cụ tìm kiếm sẽ tự mặc định bỏ qua liên kết đó. Điều này giúp trang web của bạn an toàn hơn nếu trang của bạn liên kết bị Google phạt hoặc trang có chương trình tiếp thị liên kết.
Cách đặt thẻ rel = nofollow như sau:
“<a href=”https://www.external-domain.com/” rel=”nofollow” >Link Anchor Text</a>”
Ngoài cách đặt bằng chèn trực tiếp vào source code, bạn có thể tham khảo Plugin tự động chèn Dofollow và Nofollow trong wordpress còn với code thủ công bạn cần chèn thẻ này vào liên kết ngoài
– Cách kiểm tra external link
Để kiểm tra liên kết external link chúng ta có nhiều cách để kiểm tra, trong bài viết này tôi xin đưa ra 2 cách đơn giản để mọi người dễ dàng kiểm tra và kiểm soát external link trên website của mình.
Cách 1: Kiểm tra External link thủ công bằng mắt thường
Tại trang chúng ta đang xem, nếu nhìn thấy 1 liên kết ngoài bất kỳ ta muốn biết external link đó đặt nofollow hay dofollow ta chỉ cần nhấn F12 và di chuột vào liên kết cần kiểm tra, nếu external link đã đặt thuộc tính rel=”nofollow” tức là liên kết này đã được chặn các bot tìm kiếm bỏ qua liên kết, xem ảnh dưới đây để biết cách kiểm tra external link
Cách 2: Kiểm tra tổng external link bằng plugin
Để kiểm tra tổng external link của một trang bạn cài plugin SEOquake để dễ dàng kiểm tra, cách cài đặt plugin và hướng dẫn sử dụng tôi đã đề cập đến bài viết này, còn ở bài viết này tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra tổng external link như sau.
Bước 1: Mở trang cần xem external link
Bước 2: Bật plugin SEOquake đã cài sẵn vào trình duyệt
Bước 3: Nhấn F5 để load lại trang, plugin SEOquake sẽ hiện tổng số external link
Bước 4: Click vào external link trên plugin SEOquake để xem tất cả các external link của trang web đó. Bạn có thể theo dõi bằng hình mình họa dưới đây để biết cách làm
– Kiểm soát những external link khác
Ngoài những external link do admin tự tạo ra trong bài viết hoặc trong header, footer của trang web thì đâu đó vẫn lẩn khuất những external link không như ý muốn như link của công ty thiết kế web code web bỏ sót hoặc bị đối thủ cố tình cài vào website của chúng ta thông qua những comment bài viết hoặc comment sản phẩm thì chúng ta cũng cần kiểm soát để tránh website của chúng ta bị trỏ đến những trang kém chất lượng.
Bước 1: Cần cài ngay plugin SEOquake như tôi đã đề cập ở bước 4.2
Bước 2: Kiểm tra toàn bộ những page trong website của chúng ta để thống kê ra những external link là spam hoặc kém chất lượng
Bước 3: Tự loại bỏ hoặc nhờ kỹ thuật công ty thiết kế website gỡ bỏ external link khỏi trang web của chúng ta.
Cách chúng ta tự loại bỏ liên kết thông qua quản trị web
- Đăng nhập vào trình quản trị của website,
- Sau đó di chuyển đến trình quản trị của trang đích chứa External link cần xóa
- Trỏ chuột vào anchor text chứa link và bôi đen hoặc click trỏ chuột vào anchor text
- Tìm kiếm biểu tượng đặc trưng của link là hình “mắt khóa liên kết” trên thanh công cụ của trình soạn thảo văn bản để xóa như hình dưới đây
5. Top những nguồn external link tốt cho SEO
Dưới đây là những nguồn External link uy tín trong quá trình xây dựng liên kết ngoài cho website.
– Website của chính phủ
Việc đặt External link về những website của chính phủ sẽ tăng độ uy tín và tin cậy cho website của bạn.
Một số website chính phủ có thể kể đến như:
- chinhphu.vn
- thanhtra.gov.vn
- cmsc.gov.vn
- baochinhphu.vn…
– Website tổ chức phi lợi nhuận
Website tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng và có quy mô toàn quốc hoặc trên thế giới bao gồm:
- http://www.sjvietnam.org: Tổ chức tình nguyện xã hội hoạt động
- http://volunteerforeducation.org/: Tổ chức tình nguyện vì giáo dục V.E.O
- http://portal.vietabroader.org/: Website tổ chức phi lợi nhuận do các du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ
Website này có độ uy tín cao, được người dùng tin tưởng bởi những lợi ích to lớn mà họ làm cho xã hội. Nhưng bạn vẫn cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi liên kết ngoài đến những website này để phù hợp với nội dung website của bạn.
– Website giáo dục (.edu)
Website giáo dục (edu): Các trang web .edu có sự uy tín cao làm cho người dùng tin tưởng hơn mỗi khi vào website. Vì vậy việc External link đến website này rất hữu ích cho website của bạn, giúp tăng traffic và thứ hạng cho website.
Ví dụ một số website giáo dục:
- http://hanoi.edu.vn/ : Website Cổng thông tin điện tử ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
- http://icd.edu.vn/: Website của Cục Hợp tác Quốc tế – Bộ Giáo dục và Đào tạo
- https://moet.gov.vn/: Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Lưu ý: Trước khi đặt Link out bạn cũng cần tìm hiểu nội dung trên website có chất lượng hay không, vì ngày có nhiều website.edu nhưng nội dung lại không uy tín, chất lượng.
– Website cá nhân uy tín trong ngành
Việc External link với website cá nhân uy tín trong ngành cũng được nhiều SEOer lựa chọn, vì là chuyên gia trong ngành có sự uy tín, tin tưởng cao, rất tốt cho website của bạn.
Ngoài ra, việc outbound link đến website là chuyên gia trong ngành, cũng là bước đầu giúp bạn tạo mối quan hệ với những “hot blog” đó và có được liên kết quay lại (backlink chất lượng) từ website của họ.
Ví dụ Website cá nhân uy tín trong ngành Marketing
- https://www.mattcutts.com/blog/ : Matt Cutts là cái tên không còn xa lạ trong giới làm SEO. Ông là người đã viết nên phiên bản SafeSearch đầu tiên, một ứng dụng trong cỗ máy tìm kiếm Google.
- http://www.philkotler.com/: Philip Kotler được cả thế giới công nhận là cha đẻ của ngành Marketing hiện đại, là chuyên gia hàng đầu về tiếp thị chiến lược.
– Website đầu ngành
Những website đầu ngành như một kim chỉ nam giúp người dùng có những kiến thức chi tiết và chính xác nhất. Vì vậy, việc liên kết ngoài đến website đó sẽ giúp người dùng tin tưởng nội dung mà bạn truyền đạt và cũng là tín hiệu tốt giúp google đánh giá độ “trust” cho website.
Ví dụ: Website đầu ngành Y:
- https://bachmai.gov.vn: Website Bệnh viện Bạch Mai
- https://ehealth.gov.vn: Website Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế
- https://moh.gov.vn: Website Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế
- https://dav.gov.vn: Website Cục quản lý Dược – Bộ Y tế
- …
6. Những loại External link rất dễ bị Google phạt
Các External Link được Google đánh giá tốt khi chúng liên kết đến các website cung cấp thông tin bổ sung hữu ích về chủ đề của bạn. Chỉ khi bạn liên kết với các trang “Link Farm” và các website spam thì Google mới xử phạt. Vậy giải pháp dành cho bạn là gì? Rất đơn giản đó là bạn cần tránh external link đến các loại link sau
- Không link đến các trang có quảng cáo trả tiền
- Không link đến website có nội dung lặp lại bài viết chứa external link.
- Các trang web đánh lừa người đọc bằng cách sử dụng tài liệu không được xác thực hoặc không thể kiểm chứng.
- Các website chứa phần mềm độc hại, tệp độc hại. Đặc biệt là các web khai thác các nội dung bất hợp pháp.
- Những liên kết chủ yếu nhằm quảng bá một website. Ví dụ như các trang gây quỹ cộng đồng, kiến nghị trực tuyến.
- Những website riêng lẻ chủ yếu dùng để bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho các website có số lượng quảng cáo lớn. Ví dụ: bài viết về điện thoại di động không nên liên kết đến các trang web chủ yếu quảng cáo các sản phẩm hoặc dịch vụ của điện thoại di động.
- Các website yêu cầu thanh toán hoặc đăng ký để xem nội dung có liên quan.
- Các web không thể truy cập được với số lượng người dùng lớn. Ví dụ như những trang chỉ hoạt động với một trình duyệt cụ thể hoặc ở một quốc gia cụ thể.
- Liên kết trực tiếp đến các tài liệu yêu cầu các ứng dụng hoặc plugin bên ngoài như Flash hoặc Java để xem content.
- Blog cá nhân và những người nổi tiếng cũng được liệt kê vào danh sách này.
- Các trang web chỉ liên quan gián tiếp đến chủ đề của bài viết. Các liên kết phải liên quan trực tiếp đến chủ đề của bài viết. Không nên liên kết đến những website có thông tin về nhiều chủ đề.
- Danh sách các links tới nhà sản xuất, nhà cung cấp hay khách hàng cũng nên tránh.
- Liên kết đến nội dung không phải tiếng Việt
7. Các lưu ý khi triển khai External Link an toàn hiệu quả
Để tạo được các External Link uy tín và chất lượng, bạn cần chú ý một số điểm sau:
- Các liên kết tới trang web cần phong phú và đa dạng.
- Không nên đặt quá nhiều Link đến cùng một trang web.
- Chú trọng giá trị của External Link thay vì số lượng.
- Chú ý đến sự phù hợp nội dung giữa website với các trang web liên kết.
- Cần kiểm tra độ phổ biến và tin cậy của các tên miền muốn liên kết.
- Sử dụng Anchor Text phù hợp.
Kết luận
Các công cụ tìm kiếm sử dụng nhiều số liệu để xác định giá trị của các liên kết bên ngoài, thông qua bài viết này bạn đã hiểu được external link là gì cũng như cách sử dụng và cách tránh những loại external link không mong muốn. Hãy phân bổ external link trong bài viết của bạn và theo dõi, đo lường những tín hiệu tích cực để cải thiện thứ hạng website của mình nhé.
Chúc bạn thành công!