5/5 - (11 bình chọn)

Năm 2017 Google thông báo rằng RankBrain là yếu tố xếp hạng quan trọng thứ ba của họ:

“Trong vài tháng nó đã được triển khai, RankBrain đã trở thành tín hiệu quan trọng thứ ba đóng góp vào kết quả của truy vấn tìm kiếm”. Và khi Google tinh chỉnh thuật toán của nó, RankBrain sẽ trở nên quan trọng hơn vào năm 2018.

Google RankBrain là gì?

RankBrain là một thuật toán của Google được sử dụng để xử lý kết quả tìm kiếm. Nó hoạt động cùng với các thuật toán tìm kiếm hiện tại của Google để cung cấp kết quả tốt hơn, nhanh hơn và hoàn thiện hơn với các truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Vậy: RankBrain có khác biệt gì?

Trước khi RankBrain xuất hiện, 100% thuật toán của Google được lập trình bằng tay. Và quá trình đó sẽ diễn ra như sau:

RankBrain

Các kỹ sư vẫn đang làm việc dựa trên thuật toán, dĩ nhiên rồi. Nhưng ngày nay, RankBrain đóng vai trò như một trợ lý đắc lực và âm thầm ngay sau đó, giúp cho việc thay đổi thuật toán của các kỹ sư trở nên dễ dàng hơn.

RankBrain là gì

Hiểu đơn giản, RankBrain có khả năng tự thay đổi thuật toán một cách vi diệu.

Dựa trên từ khóa, RankBrain sẽ tăng hoặc giảm tầm quan trọng của các yếu tố quyết định thứ hạng của từ khóa trong bài viết như backlinks, sự mới mẻ của nội dung, độ dài bài viết cũng như tính tin cậy của domain, v.v…

Sau đó, RankBrain sẽ tập trung vào cách mà người dùng Google tương tác với các kết quả tìm kiếm mới. Nếu người dùng thích cách mà thuật toán mới vận hành và nhận thấy những kết quả tìm kiếm này mang lại giá trị cho họ, thuật toán đó sẽ được RankBrain giữ lại. Nếu không, RankBrain sẽ tự động quay về thuật toán cũ.

Nếu điều đó vẫn chưa đủ khiến bạn ngạc nhiên thì đây:

Google thử test trên 1 nhóm Kỹ sư của họ, đề bài là phải lựa chọn đúng trang sẽ được xếp hạng #1 trên Google cho những từ khóa đã cho. Họ cũng giao đề bài tương tự cho RankBrain.

Và RankBrain đánh bại những vị kỹ sư tài ba này với dự đoán chính xác hơn đến 10%!

Khả năng tìm kiếm của RankBrain

Tóm lại, RankBrain thực sự hiệu quả. Và chúng sẽ càng ngày càng tinh vi hơn trong việc thỏa mãn các truy vấn của người dùng.

Bạn đã hiểu sơ qua RankBrain là gì rồi đúng không? Nếu vẫn còn chưa hiểu lắm, thì đọc tiếp chương 2 để xem cách mà nó vận hành nhé, đảm bảo bạn sẽ biết tại sao RankBrain lại được Google “cưng chiều” đến thế.

Tại sao thuật toán RankBrain lại quan trọng?

RankBrain quan trọng không chỉ vì nó là gì, mà nó có ý nghĩa gì.

Đây là lần đầu tiên việc đẩy mạnh machine learning được áp dụng cho các kết quả tìm kiếm Google. Nó vẫn chưa là cái cuối cùng.

Trên thực tế, kể từ năm 2018, John Mueller đã lưu ý:

Tại sao thuật toán RankBrain lại quan trọng

Cách thức RankBrain hoạt động

RankBrain có hai công việc chính:

  1. Hiểu các truy vấn tìm kiếm (từ khóa)
  2. Đo lường cách mọi người tương tác với kết quả (sự hài lòng của người dùng)

RankBrain Hiểu được bất kỳ từ khóa nào bạn tìm kiếm

Vài năm trước, Google gặp phải 1 vấn đề:

15% số lượng từ khóa mà người dùng gõ vào Google là những từ khóa chưa bao giờ xuất hiện trước đó.

15% có vẻ không phải là con số quá lớn. Nhưng khi bạn phải xử lý hàng tỷ truy vấn tìm kiếm mỗi ngày, nghĩa là thông thường có đến 450 triệu từ khóa mới xuất hiện.

Trước khi RankBrain ra đời, Google sẽ quét các trang xem liệu trang đó có chứa đúng từ khóa chính xác mà người dùng tìm kiếm hay không.

Nhưng bởi vì những từ khóa này hoàn toàn mới, Google không có manh mối nào để hiểu người dùng đang thực sự muốn gì. Vì thế mà Google phải đoán.

Ví dụ, nếu bạn tìm kiếm từ khóa “cửa hàng gà rán”. Google sẽ tìm những trang có chứa các từ khóa “cửa”, “hàng”, “gà” và “rán”.

RankBrain Hiểu được bất kỳ từ khóa nào bạn tìm kiếm

Ngày nay, RankBrain có thể hiểu những gì mà bạn tìm kiếm và cung cấp kết quả chính xác đến 100%:

rank brain 2 - SEO tổng thể website

RankBrain hiểu rằng rất có thể bạn đang có nhu cầu ăn gà rán nên đã hiện ngay các cửa hàng gà rán xuất hiện xung quanh vị trí của bạn. Ngoài ra danh sách tìm kiếm cũng hiển thị một số thương hiệu nổi tiếng, gắn liền với món gà rán như KFC, Lotteria, Five Star, v.v… để bạn có thể đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình.

Không hề tệ, phải không?

Vậy điều gì đã thay đổi? Trước đây, Google sẽ cố gắng trả về những kết quả có chứa chính xác những từ trong truy vấn tìm kiếm của bạn.

Ngày nay, RankBrain cố gắng để hiểu điều bạn thực sự đang mong muốn là gì. Bạn biết đấy, giống như cách mà con người cố gắng thấu hiểu nhau vậy.

Bằng cách nào ư? Bằng cách khớp những từ khóa chưa-từng-thấy-trước-đây với những từ khóa mà Google đã từng thấy trước đó.

Ví dụ, Google RankBrain có thể đã để ý rằng có rất nhiều người tìm kiếm từ khóa “cửa hàng gà rán”.

Và RankBrain học được rằng những người tìm kiếm “cửa hàng gà rán” thực chất muốn nhìn thấy những danh sách cửa hàng gà rán gần đây để họ có thể đi ăn.

Vậy khi ai đó tìm kiếm từ khóa “cửa hàng gà rán”, RankBrain trả về những kết quả tương tự với những từ khóa mà nó đã từng biết trước đó (“gà rán tại hà nội”).

Vì thế nó sẽ hiển thị những kết quả về các cửa hàng gà rán tại Hà Nội.

rank brain 3 - SEO tổng thể website

Một ví dụ khác: Google từng đăng một bài blog về cách mà họ sửa dụng học máy (machine learning) để hiểu ý định của người dùng:

rank brain 4 - SEO tổng thể website

Trong bài post đó, họ mô tả một công nghệ gọi là “Word2vec” chuyển hóa và đặt những từ khóa trong những bối cảnh cụ thể.

Ví dụ, Google nói rằng công nghệ này “hiểu được rằng Paris và France liên quan với nhau tựa như Berlin và Đức vậy (thủ đô và đất nước), nhưng Madrid và Ý thì lại không có mối liên hệ tương tự như thế“.

rank brain 5 - SEO tổng thể website

Mặc dù bài blog của Google không đề cập đến RankBrain, nhưng thực chất RankBrain cũng sử dụng công nghệ tương tự.

Tóm lại: Google RankBrain không chỉ dừng lại ở việc khớp truy vấn tìm kiếm với từ khóa trong trang đích. RankBrain đặt truy vấn tìm kiếm của bạn trong một bối cảnh cụ thể… và cố gắng tìm những trang đích thể hiện được bối cảnh đó.

Ở chương 3, tôi sẽ chỉ cho bạn điều này sẽ thay đổi cách chúng ta nghiên cứu từ khóa SEO như thế nào. Nhưng trước tiên, cùng tìm hiểu điều tuyệt vời mà RankRain có thể mang lại cho chúng ta dưới đây…

RankBrain đo lường sự thỏa mãn của người dùng như thế nào?

Chắc chắn, RankBrain có thể cố gắng hiểu những từ khóa mới. Và nó thậm chí có thể vặn thuật toán theo chiều hướng mà nó thấy tốt hơn.

Nhưng câu hỏi mà tất cả mọi người đều thắc mắc là:

Khi RankBrain hiển thị một danh sách những kết quả tìm kiếm, làm sao nó biết được liệu những kết quả này có thực sự chất lượng hay không?

Thật ra, quá trình mà RankBrain quan sát diễn ra như sau:

rank brain 6 - SEO tổng thể website

Nói cách khác, RankBrain sẽ hiển thị một danh sách những kết quả tìm kiếm mà nó nghĩ là bạn sẽ thích. Nếu nhiều người thích một trang đích bất kì trong danh sách, nó sẽ cho trang đích đó lên thứ hạng cao hơn.

Còn nếu bạn không thích trang đích đó thì sao? Họ sẽ cho trang đích đó tụt hạng và thay thế vào đó bằng một trang đích khác. Và lần tới nếu ai đó tìm kiếm từ khóa này (hoặc từ tương tự), họ sẽ lại tiếp tục cân đo chất lượng của trang đích vừa được thay thế.

Vậy chính xác thì RankRain quan sát những gì?

RankBrain đặc biệt chú ý đến cách mà người dùng tương tác với những kết quả tìm kiếm. Chính xác thì, RankBrain nhìn vào những chỉ số sau:

  • Organic Click-Through-Rate (Tỷ lệ nhấp chuột tự nhiên)
  • Dwell Time (Thời gian dừng chân của người dùng trên trang)
  • Bounce Rate (Tỷ lệ bỏ trang)
  • Pogo-Sticking (Hành động người dùng xem một trang đích và back rất nhanh về trang kết quả tìm kiếm)

Những chỉ số này được coi là dấu hiệu đánh giá trải nghiệm của người dùng (UX signals).

Hãy thử nhìn vào ví dụ dưới đây nhé:

Bạn chẳng may bị căng cơ lưng khi chơi tennis. Vậy bạn tìm kiếm “căng cơ lưng” trên Google.

rank brain 7 - SEO tổng thể website

Như bao người, bạn nhấn vào kết quả đầu tiên.

Thật không may, bạn đọc qua phần mở đầu và nhận ra đây không phải là những thông tin mang lại giá trị cho bạn (“Cơ lưng là một trong những nhóm cơ quan trọng…”)

Vậy bạn nhấn back trở về và xem kết quả tìm kiếm thứ 2:

rank brain 8 - SEO tổng thể website

Kết quả này cũng không khá khẩm hơn, bài viết chứa đầy những lời khuyên chung chung kiểu “hãy nghỉ ngơi và chườm đá”.

Vậy bạn lại nhấn vào nút back trên trình duyệt một lần nữa và thử kết quả #3.

rank brain 9 - SEO tổng thể website

Chuẩn luôn! Kết quả này CHÍNH XÁC là những gì mà bạn đang tìm kiếm.

Thay vì nhấn “back” một lần nữa, bạn dành 5 phút đọc quy trình vật lý trị liệu trên trang này. Và bởi vì bạn đã có được thứ bạn muốn, bạn không ghé thăm các trang kết quả khác nữa.

Hoạt động qua lại này được gọi là “Pogo-sticking”. Và đây chính là thứ mà RankBrain đặc biệt chú ý đến.

Việc người dùng back khỏi 1 trang nào đó để nhấn vào 1 kết quả tìm kiếm khác là dấu hiệu để Google nhận ra: “Trang đó rất tệ!”.

rank brain 10 - SEO tổng thể website

Và nếu Google nhận thấy có nhiều người NGỪNG pogo-sticking một kết quả cụ thể, họ sẽ tăng thứ hạng cho trang đích đó để khiến nó được dễ dàng tìm thấy hơn.

rank brain 11 - SEO tổng thể website

Sẽ có rất nhiều tips giúp bạn tối ưu hóa UX signals trong chương 4 và 5. Nhưng bây giờ, hãy cùng xem RankBrain đã thay đổi cách nghiên cứu từ khóa như thế nào nhé.

Làm thế nào tối ưu hóa thuật toán Google RankBrain?

Bạn đã hiểu sơ lược cách mà thuật toán có thể phân tích và hiểu được ý định tìm kiếm của người dùng, vậy làm thế nào mà Google có thể sàng lọc các nội dung khác nhau, liên quan tới “quả táo” để ưu tiên hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm của mình.

Cần nói thêm rằng, Google luôn kín tiếng về tất cả mọi thuật toán cũng như các tín hiệu xếp hạng trang và nội dung của họ. Không có một thông tin nào được coi là chính xác về cách thức thuật toán đó hoạt động. Trong đó có những thuật toán cốt lõi nhưng cũng có những bản cập nhật được tinh chỉnh để hoàn thiện các thuật toán đó, điển hình như RankBrain.

Nhưng nhìn về tổng quát, các nhà phân tích, SEOer có thể hiểu được ý định và các yếu tố cơ bản giúp chúng ta hiệu chỉnh nội dung và bố cục website đáp ứng một phần nào đó các tiêu chí mà thuật toán Google đưa ra.

Vậy làm thế nào mà Google RankBrain có thể hiển thị các kết quả gần như chính xác nhất với ý định tìm kiếm của người dùng…

Đầu tiên phải kể đến việc phân tích nhu cầu tìm kiếm thông qua từ khóa được người dùng sử dụng truy vấn, kế đến nó sẽ phân tích hành vi người dùng dựa vào lịch sử truy cập web (trong đó Cookie là một phần công cụ không thể thiếu).

Sau đó phân tích các nội dung liên quan từ các website để ưu tiên hiển thị kết quả. Những nội dung được công khai đều được Google bot lập chỉ mục một cách thường xuyên.

Ví dụ trên, với cụm từ khóa Apple (đây là một từ khóa ngắn chưa rõ ràng về mục đích truy vấn). Sau khi đã biết rằng người dùng có thể đang tìm kiếm một chiếc điện thoại Apple (hoặc thông tin về các sản phẩm mới của Apple) Google sẽ tiến hành sàng lọc nội dung.

Với các bài viết liên quan tới “Apple” được đề cập đến thông qua các từ khóa chính được nhắc tới như : Iphone, Steve Jobs, Hệ điều hành Mac, Computer, IOS… Google có thể hiểu rằng nội dung bài viết của bạn đang nói đến những dòng sản phẩm của Apple chứ không phải nói đến một món đồ ăn là Quả táo.

google rankbrain la gi 1 - SEO tổng thể website

Và khi khớp được dữ liệu này nội dung đó sẽ được ưu tiên hiển thị, tuy nhiên nó còn phân tích các dữ liệu sâu hơn thông qua việc theo dõi hành vi người dùng. Và lúc này Google AI có thể nhận thấy rằng gần đây bạn thường đọc các tin tức, tìm kiếm các từ khóa liên quan tới điện thoại Iphone.

Lúc đó những nội dung nào có sự tương đồng sẽ được xếp hạng lên phía trên so với những nội dung ít liên quan hơn với ý định tìm kiếm của truy vấn người dùng.

Về cơ bản chúng ta có thể hiểu rằng Google RankBrain sẽ thực hiện hàng loạt các phép toán để phân tích dữ liệu như vậy, trên thực tế các thuật toán Google ngày nay hoạt động phức tạp hơn rất nhiều và nó hoàn toàn đều là những thông tin bí mật tuyệt đối.

Và để cố gắng đưa nội dung của mình lên thứ hạng cao hơn trên SERP các nhà sáng tạo nội dung thường có xu hướng nhồi nhét các từ khóa vào trong bài viết và website của mình. Điều này là hoàn toàn không cần thiết, thậm chí nó còn có thể mang lại tác dụng ngược khi chúng ta lạm dụng hành động này một cách thường xuyên, đơn giản nhất là website có thể bị Google bot gắn cờ “Spam”.

Ví dụ như sau…

Owleye là một thương hiệu lớn chuyên cung cấp các sản phẩm đèn led ô tô xe máy có chất lượng cao. Các chủ đề và nội dung được xoay quanh các vấn đề mà người dùng thường gặp như: cách lắp đặt đèn led cho xe ô tô, lỗi hỏng đèn led khi lắp đặt, hướng dẫn thay thế đèn led cho xe Mazda 3….

Dựa vào những nội dung đã được thống kê như vậy, Google sẽ biết rằng đây là một hãng sản xuất và phân phối sản phẩm đèn led ô tô uy tín tại Việt Nam, có trụ sở tại Hà Nội.

Và khi người dùng tìm kiếm và truy vấn từ khóa liên quan đến đèn led , Owleye sẽ được ưu tiên hiển thị trên SERP.

Nhưng khi người dùng tìm kiếm một từ khóa cụ thể cho vấn đề của họ ví dụ như “đèn led ô tô H4” Google lại sàng lọc dữ liệu và phân tích sâu hơn giữa hàng tỷ các nội dung tương tự. Và chính lúc này các nhà sáng tạo nội dung thường muốn nhồi nhét từ khóa của mình vào với mong muốn nó có thể được xếp hạng cao hơn, ví dụ…

“Đèn led ô tô H4 là loại đèn led ô tô có cả chức năng chiếu xa và chiếu gần trên cùng một loại bóng đèn. Để có thể sở hữu một bộ đèn led ô tô H4 có chất lượng cao các bạn có thể mua chúng tại owleye. Owleye là nhà cung cấp đèn led ô tô H4 tốt nhất thị trường hiện nay, chúng tôi tin rằng quý khách hàng sẽ không bị thất vọng khi mua mẫu đèn led ô tô H4 tại Mắt Cú”.

Không, chúng tôi không xây dựng nội dung như vậy, và cũng khuyên mọi người không nên làm theo cách đó. Việc nhồi nhét từ khóa trong những nội dung mỏng không có nhiều thông tin hữu ích chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn.

Google đã quá đủ thông minh để hiểu được ý định người dùng, với những bài viết có nội dung mỏng, ngắn không cung cấp được giá trị cho người dùng nó sẽ không có cơ hội được xếp hạng trong 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên. Công nghệ máy học đủ thông minh để phân định ý định tìm kiếm và khớp nội dung cho người dùng. Và chúng tôi khuyên bạn nên làm như thế này…

“Đèn led ô tô H4 là loại đèn led ô tô có cả chức năng chiếu xa và chiếu gần trên cùng một loại bóng đèn. Đây là loại bóng đèn phổ biến nhiều nhất được trang bị trên các mẫu xe trong phân khúc hạng A điển hình như: Vios bản E, Kia Morning, Soluto… và một số mẫu xe bán tải.”

Không cần lọc đến từ khóa “đèn led ô tô”nhưng khi bạn cung cấp thêm các dữ liệu cho nội dung như “Vios bản E, Kia Morning” Google đã có thể hiểu rằng đây là loại bóng đèn led dành cho ô tô chứ không phải loại bóng sử dụng trong gia đình, và với các nội dung đã được lập chỉ mục liên quan nhiều nhất tới ý định tìm kiếm của người dùng, trả lời được cụ thể nhiều vấn đề nhất mà họ đang tìm kiếm thông tin, nó sẽ được xếp hạng cao hơn.

Lời khuyên khi bạn tối ưu hóa nội dung cho Google RankBrain

Như phía trên đã nói, đừng bao giờ nhồi nhét từ khóa vào website, các đoạn thẻ mô tả hoặc trong nội dung. Dựa vào chủ đề chính từ website cho đến nội dung… Google có thể phân định được rằng bạn có cái gì đó mà người dùng đang cần và tìm kiếm.

Lời khuyên của bạn khi xây dựng nội dung để tối ưu hơn với Google RankBrain đó là…

  • Luôn tìm hiểu, phân tích và đánh giá và nhu cầu tìm kiếm của người dùng trước khi xây dựng nội dung. Sàng lọc những từ khóa đồng nghĩa và sử dụng chúng một cách linh hoạt.
  • Có thể xây dựng những nội dung dài thay vì nội dung mỏng và ngắn, tối thiểu nên có 1000 từ trong bài viết.
  • Đừng tối ưu hóa quá đà cho từ khóa đích (từ khóa chính và có lưu lượng tìm kiếm nhiều nhất trong tháng dựa trên dữ liệu của Goolge).
  • Hãy đảm bảo ngữ điệu, giọng văn được tự nhiên nhất có thể. Nếu có thể hãy gom tất cả các nội dung liên quan thành một nội dung tổng thể.
  • Tối ưu hóa hình ảnh, trong đó ngoài cụm từ khóa chính có thể chèn thêm các từ khóa phụ hoặc liên quan trong thẻ Alt.

Việc tối ưu nội dung, chèn các cụm từ khóa quá đà với các bài viết mỏng có chất lượng thấp chỉ khiến bạn có điểm chất lượng thấp hơn với thuật toán Google RankBrain.

5/5 - (11 bình chọn)

Nguyễn Văn Thiệu

"Hơn 13 năm chuyên tâm nghiên cứu trong lĩnh vực thiết kế trang web, Marketing cho website trên mạng internet, Chúng tôi thấu hiểu mọi vấn đề khi doanh nghiệp cần phát triển website trên mạng và có giải pháp giúp trang web của Quý khách phát triển toàn diện và bền vững."